Mắt điều tiết kém là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu thường gặp

cover

Theo thống kê, có đến 35% dân số Việt Nam đang gặp vấn đề với mắt điều tiết kém. Làm thế nào để biết chúng ta đang mắc phải và nhờ tròng kính hỗ trợ điều tiết để điều trị được không?

MỤC LỤC

› Mắt điều tiết kém là gì?

› Loại bỏ ngay 3 nguyên nhân chính khiến mắt điều tiết kém

1. Không để cho mắt có quãng nghỉ trong nhiều giờ liên tục

2. Làm việc/Học tập trong điều kiện ánh sáng không phù hợp

3. Do các vấn đề như tuổi tác hoặc tật khúc xạ

› Bạn có đang gặp dấu hiệu của mắt điều tiết kém?

1. Thị lực nhạy cảm với ánh sáng, luôn trong tình trạng nhức mỏi

2. Có hiện tượng đỏ, rát và ngứa mắt và chảy nước mắt nhiều

3. Đau cổ, vai gáy và khả năng tập trung giảm

4. Choáng váng và chóng mặt khi thay đổi tiêu cự đột ngột

Mắt điều tiết kém là gì?

Mắt điều tiết kém (hay còn gọi là rối loạn điều tiết) là hiện tượng mắt không thể tập trung quá lâu ở một cự ly gần hoặc xa nhất định do cơ thể mi (bộ phận giữ cho thủy tinh thể ở đúng vị trí) mất khả năng co dãn.

Khi mắt điều tiết, cơ thể mi sẽ dãn ra để nhìn được vật ở xa, ngược lại khi nhìn vật ở gần nó sẽ co lại. Do đó khi cơ thể mi yếu đi và không còn độ đàn hồi, nó sẽ không điều chỉnh đủ nhanh để phóng hoặc thu hẹp tiêu cự, gây ra đau mỏi mắt.

Tình trạng này kéo dài khiến mắt không thể duy trì sự tập trung và không thể thay đổi tiêu điểm nhanh chóng, gọi là mắt điều tiết kém. Đây thường là vấn đề dai dẳng liên quan đến khả năng co giãn của cơ thể mi.

Miêu tả chi tiết giải phẫu của thể mi, nguyên nhân chính gây mắt điều tiết kém
Cơ thể mi (Ciliary Body) – bộ phận thực hiện chức năng điều tiết chính cho mắt

Loại bỏ ngay 3 nguyên nhân chính khiến mắt điều tiết kém

Điều tiết mắt kém có nhiều nguyên nhân, sau đây là 3 nguyên nhân mà bạn dễ mắc phải nhất:

1. Không để cho mắt có quãng nghỉ trong nhiều giờ liên tục

Mắt phải làm việc trong nhiều giờ liên tục gây áp lực lên cơ thể mi bởi nó luôn phải co lại hoặc giãn ra hàng giờ đồng hồ, làm mất đi độ đàn hồi tự nhiên. Từ đó mắt cũng mất đi khả năng điều tiết tiêu cự tự nhiên, gây ra mờ.

YouTube video
Hướng dẫn cách chăm sóc mắt hiệu quả từ chuyên gia

2. Làm việc/Học tập trong điều kiện ánh sáng không phù hợp

Nếu như ánh sáng quá yếu, đồng tử phải mở rộng hết mức để thu nhận nhiều ánh sáng hơn, từ đó hình ảnh mới truyền đến mắt. Nhưng đồng tử liên tục mở rộng đến giới hạn như vậy khiến nó bị căng thẳng và mệt mỏi.

Ngược lại nếu ánh sáng quá chói, đồng tử của chúng ta phải co lại để tiết chế lượng ánh sáng quá lớn kia. Việc co lại trong thời gian dài khiến đồng tử nhanh mỏi và mắt điều tiết kém đi.

3. Do các vấn đề như tuổi tác hoặc tật khúc xạ

Ngoài ra, khi chúng ta trên 40 tuổi, cơ thể mi bắt đầu bị lão hóa, dẫn tới lão thị và tất nhiên là khả năng co giãn tự nhiên cũng sẽ kém đi. Một số trường hợp là do mắt có tật khúc xạ như cận thị, viễn hoặc loạn thị nhưng không đeo kính hoặc đeo kính sai cách, khiến cho mắt luôn phải “gồng” lên để điều tiết bù lại phần lệch khúc xạ.

Tuy nhiên bên trên chỉ là những nguyên nhân phổ biến nhất, bên cạnh đó có khá nhiều nguyên nhân khách quan khác như bệnh nền toàn thân (tiểu đường, cao huyết áp,…) gây áp lực lên nhãn áp hoặc do cơ thể mi kém phát triển bẩm sinh.

Miêu tả chi tiết đồng tử giúp thu nhận của ánh sáng vào mắt
Vị trí của đồng tử trong mắt – Giúp thu nhận/tiết chế ánh sáng vào mắt

Bạn có đang gặp dấu hiệu của mắt điều tiết kém?

1. Thị lực nhạy cảm với ánh sáng, luôn trong tình trạng nhức mỏi

Khi chuyển vùng từ tối đến sáng, mắt đau dữ dội và phải mất khá lâu để có thể làm quen với luồng ánh sáng đó. Kèm theo đó là cảm giác mỏi âm ỉ quanh vùng hốc mắt và thái dương.

2. Có hiện tượng đỏ, rát và ngứa mắt và chảy nước mắt nhiều

Mắt hay bị ngứa, nổi tơ máu đỏ và hay tiết nước mắt mặc dù không khóc. Bên trong mắt luôn có cảm giác vật gì đó cộm lên.

3. Đau cổ, vai gáy và khả năng tập trung giảm

Hay bị nhức ở vùng thái dương, trán và phía sau mắt (cách gáy khoảng 10cm). Đồng thời bạn cũng không thể tập trung vào màn hình thiết bị điện tử quá 20 phút.

4. Choáng váng và chóng mặt khi thay đổi tiêu cự đột ngột

Khi thay đổi tiêu cự từ gần ra xa và ngược lại một cách đột ngột, có cảm giác bị chóng mặt, loạng choạng suýt ngã và xuất hiện ảo giác chớp nháy. Đây là dấu hiệu cho thấy thị lực đang ở trạng thái căng thẳng quá mức và cần được nghỉ ngơi.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng mắt căng thẳng do điều tiết là hiện tượng bình thường mà không chăm sóc cần thiết cho cửa sổ tâm hồn, khiến nó trở thành tiền đề cho những bệnh lý liên quan khác. Vì vậy khi phát hiện thấy dấu hiệu, hãy ngap lập tức hỏi ý kiến của bác sĩ để phòng tránh tốt nhất nhé.

Xem thêm các thông tin hữu ích về các bệnh lý về mắt để bảo vệ thị giác toàn diện:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *