Mỏi điều tiết là gì? Nguyên nhân và những tiềm ẩn khó lường

3 4

Bạn có biết đôi mắt chúng ta dành ra 16 – 17 tiếng một ngày để tập trung và học tập làm việc gây ra mỏi điều tiết? Vậy thì tiềm ẩn là gì và các loại tròng kính hỗ trợ điều tiết có giải quyết được không?

MỤC LỤC

› Mỏi điều tiết là gì? Các biểu hiện thường gặp nhất

› 3 nguyên nhân phổ biến gây mỏi mắt điều tiết

1. Không đeo kính thường xuyên và đúng cách

2. Sử dụng nhiều thiết bị điện tử

3. Không bảo vệ mắt khi ra ngoài trời

4. Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng thiếu khoa học

› Những nguy cơ tiềm tàng của bệnh mỏi mắt điều tiết

1. Mắt dễ bị tăng độ

2. Nguy cơ đục thủy tinh thể

3. Nguy cơ thoái hóa điểm vàng

› 5 lời khuyên giúp hạn chế mỏi điều tiết ở mắt

Mỏi điều tiết là gì? Các biểu hiện thường gặp nhất

Mỏi điều tiết hay còn gọi là mỏi mắt điều tiết là hiện tượng mắt phải duy trì tiêu cự ở cự ly quá gần trong một khoảng thời gian dài khiến mắt chúng ta căng thẳng và bị nhức mỏi.

Mắt điều tiết là cơ chế hoàn toàn bình thường để có thể nhìn thấy vật ở gần và ở xa trong tíc tắc. Nhưng mắt điều tiết liên tục sẽ tạo nên hiện tượng trên. Đây là thực trạng khá phổ biến thường được bắt gặp ở giới học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng do phải tập trung cường độ cao trên thiết bị điện tử.

Vậy làm thế nào để có thể nhận biết mắt chúng ta đang quá tải? Sau đây là những dấu hiệu dễ thấy nhất:

  • Mắt thường xuyên nhức mỏi và đỏ, đồng thời tầm nhìn bị mờ và không còn rõ nét.
  • Xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, đau cổ vai gáy và độ tập trung giảm đi đáng kể.
  • Mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và môi trường bên ngoài. thường xuyên bị ngứa, rát và hay chảy nước mắt.
Mắt bị đỏ và hiện rõ các tơ máu do điều tiết căng thẳng
Mắt bị đỏ, ngứa và chảy nước mắt có thể là dấu hiệu của mỏi điều tiết

Đo mắt và nhận tư vấn từ cử nhân khúc xạ nhãn khoa hoàn toàn miễn phí tại Kính Hải Triều

3 nguyên nhân phổ biến gây mỏi mắt điều tiết

Biết được lý do gây nên bệnh mỏi mắt điều tiết có thể hạn chế và thuyên giảm tình trạng này. Cụ thể nguyên do như sau.

1. Không đeo kính thường xuyên và đúng cách

Lý do đầu tiên là do mắt có tật khúc xạ nhưng không đeo kính hoặc đeo kính sai cách. Đã bao lâu rồi bạn chưa đo mắt? Nếu như không có tật khúc xạ về mắt và ở độ tuổi 6-18 tuổi thì các bác sĩ khuyến cáo nên đo mắt mỗi năm 1-2 lần.

Ngược lại người bị cận hoặc viễn/lão thị thì nên kiểm tra mắt 6 tháng/lần để đảm bảo điều chỉnh độ cận hoặc viễn chính xác (nếu có). Ngoài ra, hãy điều chỉnh vị trí kính cho vừa khớp với tầm nhìn của bạn. Không nên để kính quá thấp tầm mắt khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn.

2. Sử dụng nhiều thiết bị điện tử

Lý do thứ hai đến từ thói quen học tập và làm việc của chúng ta. Khoa học đã nghiên cứu rằng, một thiết bị điện tử có thể phát ra 415 – 455 nm (nanomet) bước sóng ánh sáng xanh dựa trên vùng quang phổ ánh sáng.

Đây là vùng có bước sóng ngắn nhưng năng lượng cao, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gây rối loạn nhịp sinh học. Đồng thời các thiết bị điện tử phát ra 20% – 40% ánh sáng xanh có thể nhìn thấy được.

Do đó tiếp xúc với ánh sáng xanh trong khoảng từ 3 tiếng trở lên/ngày mà không có biện pháp bảo vệ là rất nguy hiểm.

3. Không bảo vệ mắt khi ra ngoài trời

Bên cạnh ánh sáng xanh thì tia cực tím cũng được xem là “kẻ thù” của mắt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng UVB trong bước sóng 280-315nm có tác động tiêu cực nhất đến mắt chúng ta. Nó chính là nguyên nhân gây nên viêm giác mạc, bỏng mắt và thoái hóa điểm vàng.

4. Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng thiếu khoa học

Ngoài ra, mỏi điều tiết ở mắt còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu các vitamin A, nhóm vitamin B (đặc biệt là B6, B12), Kẽm, Magie, Lutein và Zeaxanthin và Omega – 3. Nhóm dinh dưỡng này rất giàu trong các loại rau củ đậm màu và cá, hải sản.

Các nhóm dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ sản xuất nước mắt, giảm khô mắt, chống oxy hóa và bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của ánh sáng xanh.

Kẽm đóng vai trò là cầu nối giúp mắt hấp thụ vitamin A tốt hơn, cải thiện thị lực trong điều kiện ánh sáng yếu.

Những nguy cơ tiềm tàng của bệnh mỏi mắt điều tiết

Mỏi mắt do điều tiết quá nhiều không phải là một bệnh nghiêm trọng. Nhưng nếu như tình trạng trên kéo dài và không có biện pháp thư giãn nghỉ ngơi cho mắt thì sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường sau đây:

1. Mắt dễ bị tăng độ

Mắt luôn trong tình trạng căng thẳng do phải điều tiết, dẫn đến co cứng cơ thể mi và gây ra các tật khúc xạ như cận thịviễn thị. Bên cạnh đó mắt cũng bị giảm độ linh hoạt trong khả năng thay đổi tiêu cự đột ngột.

Trong một số trường hợp vì mắt bị tăng độ khúc xạ mà không hay biết, việc thay đổi tiêu cự đột ngột (từ tiêu cự xa đến tiêu cự gần hoặc ngược lại) có thể gây choáng váng, chóng mặt và thậm chí là ngất xỉu.

2. Nguy cơ đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể, phần trong suốt giúp ánh sáng đi vào bên trong võng mạc, bị mờ đi. Đó là lý do vì sao bệnh nhân bị đục thủy tinh thể không thể nhìn rõ được, luôn có cảm giác như có một lớp sương mờ phủ trước tầm nhìn.

Tình trạng này thường xảy ra do quá trình lão hóa, nhưng nếu chủ quan với mỏi điều tiết mắt sẽ thúc đẩy hiện tượng này nhanh hơn bởi tiếp xúc lâu ngày với ánh sáng xanh gây sản sinh ra các gốc tự do gây stress oxy hóa cho thủy tinh thể.

hình mắt bị đục thủy tinh thể do chủ quan với mỏi mắt điều tiết
Mắt bị đục thủy tinh thể do chủ quan với mỏi mắt điều tiết

3. Nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý liên quan đến tổn thương phần trung tâm của võng mạc, lúc này tầm nhìn luôn có chấm đen ở giữa không nhìn rõ được.

Khi chúng ta làm việc trên thiết bị điện tử liên tục, ánh sáng xanh xâm nhập sâu vào mắt và tổn thương các tế bào võng mạc tại điểm vàng.

Bên cạnh đó mắt không được nghỉ ngơi mà lại điều tiết quá nhiều làm giảm khả năng phục hồi của những tế bào đó, gây ra thoái hóa điểm vàng.

Tầm nhìn của mắt bị thoái hóa điểm vàng so với mắt bình thường
Tầm nhìn của mắt bị thoái hóa điểm vàng so với mắt bình thường

5 lời khuyên giúp hạn chế mỏi điều tiết ở mắt

  1. Áp dụng quy tắc 20-20-20: Nghĩa là mỗi khi học tập/làm việc trên thiết bị điện tử tầm 20 phút, bạn nên nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây.
  2. Điều chỉnh môi trường làm việc: Đảm bảo ánh sáng đủ, tránh chói mắt và ngồi ở khoảng cách thích hợp với màn hình.
  3. Chớp và nhỏ nước mắt nhân tạo cho mắt thường xuyên, giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho mắt.
  4. Bổ sung dinh dưỡng kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi khoa học.
  5. Đeo tròng kính hỗ trợ điều tiết: Sản phẩm ngăn chặn nguồn sáng xanh có hại đồng thời giữ lại các nguồn sáng có lợi để cải thiện thị lực, giảm tải áp lực cho mắt khi phải điều tiết quá lâu.
Mỏi điều tiết là gì - Đeo tròng hỗ trợ điều tiết để giảm tải áp lực cho mắt
Đo và khám mắt để được tư vấn loại tròng hỗ trợ điều tiết phù hợp

Xem thêm các kiến thức thị giác hữu ích:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *