Dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân, cách chữa trị tại nhà

dau hieu bi can nhe nguyen nhan cach chua tri tai nha

Các vấn đề ở mắt xảy ra xoay quanh 4 tật khúc xạ: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị và Lão thị. Mỗi căn bệnh sẽ mang những biểu hiện và cách phòng ngừa khác nhau. Tương tự, các dấu hiệu bị cận nhẹ cũng như thế.

MỤC LỤC

› Những dấu hiệu bị cận nhẹ ở trẻ em, người lớn cần lưu ý

1. Nhìn xa không rõ, hình ảnh mờ, nhòe

2. Thường xuyên phải nheo mắt

3. Hay mỏi, dụi mắt

4. Thị lực giảm rõ khi nhìn vào nơi có ánh sáng kém

5. Đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mạnh

6. Bị đau đầu

7. Dùng tay dò chữ mới dễ đọc tài liệu

8. Chớp và chảy nước mắt thường xuyên

9. Mắt dễ bị khô

10. Một số dấu hiệu khác

› Dấu hiệu mắt bị cận xảy ra do nguyên nhân nào?

1. Do thay đổi cấu trúc mắt

2. Học tập trong môi trường ánh sáng kém

3. Do bẩm sinh, di truyền

› Dấu hiệu bị cận và cách khắc phục cần biết

1. Học tập, làm việc có khoa học

2. Bảo vệ mắt trước tác hại của môi trường

3. Kiểm tra mắt thường xuyên

4. Bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt

5. Đeo kính đúng độ

› Lời kết

Những dấu hiệu bị cận nhẹ ở trẻ em, người lớn cần lưu ý

Biểu hiện của cận thị diễn ra ở nhiều cấp độ: Nhẹ, trung bình, cao . Dấu hiệu mắt bị cận cao sẽ rất dễ biết, ngược lại ở mức độ cận nhẹ hơn, mọi người dường như sẽ không phát hiện ra. Nếu không chữa trị kịp thời, thị lực sẽ suy giảm theo thời gian.

Bởi thế, làm sao để biết mình bị cận thị là điều rất quan trọng. Giải đáp toàn bộ vấn đề đó, những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em, người lớn sẽ được trình bày rõ trong bài viết này.

1. Nhìn xa không rõ, hình ảnh mờ, nhòe

Dấu hiệu bị cận thị đầu tiên, dễ biết nhất chính là nhìn xa không rõ. Hình ảnh sẽ mờ và nhòe khiến chúng ta phải lại gần hoặc đặt vật thể gần sát mắt mới quan sát kỹ được. Đó là xu hướng chung của những người mắc dấu hiệu khi bị cận.

Cụ thể, tình trạng thường thấy nhất chính là lúc chúng ta muốn xem tivi, đọc sách hoặc sử dụng điện thoại. Nếu bạn đang cần cự ly gần để nhìn rõ chúng thì nên khám mắt ngay lập tức.

Dấu hiệu bị cận nhẹ nguyên nhân cách chữa trị tại nhà - Ảnh 1

Dấu hiệu bị cận nhẹ xuất hiện khi mắt không nhìn rõ vật ở xa

2. Thường xuyên phải nheo mắt

Liên kết với dấu hiệu nhận biết bị cận trên, khi không thấy rõ, người dùng sẽ thường nheo mắt để hình ảnh được sắc nét trên võng mạc. Điều này đồng nghĩa với việc hình dạng mắt sẽ thay đổi khiến cho ánh sáng đi vào mắt dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, xu hướng này lại tạo ra nhược điểm khiến thị lực ở 2 bên mắt suy giảm, thậm chí là không đều nhau nếu chúng ta chỉ tập trung nhìn vào 1 phía mắt.

3. Hay mỏi, dụi mắt

Làm sao để biết bị cận, chúng ta hãy nhìn vào biểu hiện của nó. Cụ thể chính là hay mỏi và làm hành động dụi mắt thường xuyên.

Lý giải cho điều này ta biết được, khi hình ảnh bị mờ, nhòe, chúng ta thường cố gắng hết sức có thể để nhìn những vật ở xa. Với cường độ hoạt động cao, mắt dễ bị mỏi hoặc bụi dễ vào mắt là điều đương nhiên. 

Dấu hiệu bị cận nhẹ nguyên nhân cách chữa trị tại nhà - Ảnh 2

Mỏi và dụi mắt thường xuyên là dấu hiệu bị cận nhẹ cần lưu ý

4. Thị lực giảm rõ khi nhìn vào nơi có ánh sáng kém

Tầm nhìn vào ban đêm luôn gây bất lợi đặc biệt là khi lái xe. Nếu trong điều kiện đủ sáng, bạn đã khó có thể thấy các vật thể một cách rõ ràng thì vào ban đêm, dấu hiệu nhận biết bị cận thị này càng xảy ra tệ hơn nữa.

5. Đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mạnh

Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn trong việc nhạy cảm với ánh sáng mạnh diễn ra không quá rõ ràng, nhưng đối với trẻ em, tình trạng này khá rõ. 

Bởi vì, mắt của con nít trong giai đoạn phát triển sẽ yếu hơn người trưởng thành. Vì thế, bọn trẻ thường có biểu hiện nhảy cảm quá mức với các nguồn sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng của đèn. Điều này dẫn đến việc con trẻ sẽ sợ ánh sáng và thích lấy tay che mắt khi có ánh sáng chiếu vào.

Dấu hiệu bị cận nhẹ nguyên nhân cách chữa trị tại nhà - Ảnh 3

Dấu hiệu bị cận thị khiến con người dễ nhạy cảm với ánh sáng mạnh

6. Bị đau đầu

Những dấu hiệu bị cận thị nhẹ thường bỏ qua nhất chính là tình trạng đau đầu. Có thể thấy, căn bệnh này xảy ra do nhiều lý do nhưng xuất phát từ cận thị cũng là yếu tố đáng được quan tâm.

Tất nhiên, bị đau đầu do cận thị sẽ khác. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn nhìn màn hình điện từ lâu và khi dừng việc đó cơn đau mới suy giảm. Nếu có biểu hiện này thì khả năng cao, bạn đang bị vấn đề về mắt.

7. Dùng tay dò chữ mới dễ đọc tài liệu

Khi đọc sách, nếu bạn thường xuyên gặp trường hợp đọc lạc chỗ thì đây là biểu hiện bị cận thị cần lưu ý. Tình trạng này chỉ nên xem xét ở người trưởng thành bởi vì trẻ em khi tập đọc cần dùng tay dò chữ là chuyện bình thường. Vậy, làm sao biết bị cận thị ở trẻ, phụ huynh nên theo dõi triệu chứng khác.

Dấu hiệu bị cận nhẹ nguyên nhân cách chữa trị tại nhà - Ảnh 4

Những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em, người lớn cần lưu ý

8. Chớp và chảy nước mắt thường xuyên

Quan sát những dấu hiệu của cận thị thông qua những biểu hiện ở mắt sẽ rất dễ quan sát. Cụ thể là việc chớp và chảy nước mắt thường xuyên. Tương tự như nhức đầu, không phải tình trạng này xảy ra do tật khúc xạ mà còn vì nhiều lý do. 

Đây là một triệu chứng hiếm gặp, tuy nhiên, việc chớp mắt quá mức cũng phản ánh dấu hiệu sức khỏe của bạn đang không ổn định.

9. Mắt dễ bị khô

Mắt có dấu hiệu bị cận sẽ rất dễ khô. Đặc biệt đối với người có dấu hiệu cận nặng thì tình trạng này sẽ kéo dài, khiến hiệu suất hoạt động của suy giảm. Biểu hiện này xuất hiện không rõ rệt nhưng chúng sẽ gây khó chịu. Vì vậy, bạn nên tìm khám đến các bệnh viện mắt để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

Dấu hiệu bị cận nhẹ nguyên nhân cách chữa trị tại nhà - Ảnh 5

Mắt bị khô nằm trong danh sách các dấu hiệu bị cận nặng, nhẹ cần để tâm

10. Một số dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu bị cận thị kể trên, bạn cần chú ý đến một số biểu hiện khác. Có thể kể đến như:

» Dễ chóng mặt, buồn nôn khi đứng lên hoặc trong lúc vận động

» Khi nhìn vào một vật thể, vết bóng râm từ đâu xuất hiện và đi theo chuyển động của mắt. Mắt dao động ở điểm nào, vết đen nhỏ sẽ đi theo đến đấy.

» Đối với trẻ em, khó nhìn thấy bảng, thường xuyên phải nhìn sang bạn để chép bài. 

Các bậc phụ huynh cần lưu ý, chúng ta cần quan sát trẻ nhỏ thường xuyên để nhận biết dấu hiệu của người bị cận thị và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Dấu hiệu mắt bị cận xảy ra do nguyên nhân nào?

Dấu hiệu của cận thị xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có lẽ, điều dễ nhận thấy nhất là do mắt bị ảnh hưởng bởi tác động xấu từ ánh sáng yếu. Chưa dừng lại ở đó mà dấu hiệu của bị cận còn xảy ra vì 3 trường hợp sau.

1. Do thay đổi cấu trúc mắt

Dấu hiệu bị cận 1 mắt, 2 mắt xảy ra do cấu trúc trục nhãn cầu quá dày. Thông thường, ánh sáng đi vào mắt sẽ dừng lại ở võng mạc, tuy nhiên, đối với mắt cận, những tia sáng sẽ hội tụ tại một điểm trước đó. Vì vậy, hình ảnh xuất hiện trước mắt sẽ không rõ khiến mọi vật xung quanh khi nhìn sẽ mờ, nhòe.

Những triệu chứng bị cận thị còn xảy ra do thủy tinh thể và giác mạc quá cong so với bình thường khiến tia sáng qua mắt cũng bị ảnh hưởng.

dau hieu bi can nhe nguyen nhan cach chua tri tai nha 6

Mắt có dấu hiệu bị cận nhẹ, nặng do ảnh hưởng từ cấu trúc mắt

2. Học tập trong môi trường ánh sáng kém

Trong điều kiện ánh sáng không đủ, mắt của con người sẽ điều tiết nhiều hơn thu hình ảnh. Việc chúng phải hoạt động với năng suất cao và không được thư giãn khiến cho sức khỏe đôi mắt suy giảm.

3. Do bẩm sinh, di truyền

Dấu hiệu của việc bị cận còn do di truyền từ cha mẹ. Tật cận thị chia ra làm nhiều loại và cận do bẩm sinh là trường hợp dễ xảy ra. Theo một nghiên cứu, cha hoặc mẹ bị cận thì xác suất trẻ em khi sinh gặp phải tật này lên đến 40% và 15% đối với bậc phụ huynh không bị cận thị.

Dấu hiệu bé bị cận thị bẩm sinh là trường hợp cần lưu ý. Đừng quá chủ quan bởi vì mắt từ nhỏ đã yếu thì khi lớn độ cận sẽ ngày càng tăng. Thậm chí, một số bạn còn bị mù một bên mắt do chưa có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

dau hieu bi can nhe nguyen nhan cach chua tri tai nha 7

Những dấu hiệu bị cận thị cũng xuất phát do bẩm sinh

Dấu hiệu bị cận và cách khắc phục cần biết

Nguyên nhân luôn đi kèm cách khắc phục. Giới hạn của bài viết không chỉ dừng lại ở việc nêu ra các dấu hiệu sắp bị cận mà còn chia sẻ cho bạn biết một số cách phòng ngừa phù hợp.

1. Học tập, làm việc có khoa học

Những dấu hiệu của bệnh cận thị ảnh hưởng nhiều bởi quá trình học tập và làm việc của mỗi người. Thời đại 4.0, con người cần tiếp xúc nhiều với công nghệ điện tử thậm chí là khi thư giãn, họ cũng dùng điện thoại, máy tính bản thân được thoải mái.

Thế nhưng, mấy ai để ý rằng, có thể đầu óc của chúng ta sẽ thư giãn nhưng đôi mắt thì không. Chúng vẫn sẽ điều tiết để bạn nhìn và làm việc tốt hơn. Điều đương nhiên, dấu hiệu bị cận sẽ xảy ra đối với người không biết cách bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Dấu hiệu bị cận nhẹ nguyên nhân cách chữa trị tại nhà - Ảnh 8

Học tập khoa học sẽ khắc phục được dấu hiệu bị cận thị ở người lớn, trẻ em

Học tập và làm việc một cách khoa học sẽ giúp mắt được thư giãn và nghỉ ngơi. Hãy duy trì các thói quen sau để khắc phục cận thị một cách tốt nhất:

» Cho mắt nghỉ ngơi sau 20 phút làm việc. Nhắm mắt khoảng 30 giây – 1 phút

» Có tư thế làm việc đúng: ngồi thẳng lưng, không nhìn mọi thứ quá gần.

» Học tập và làm việc trong điều kiện đủ sáng

» Khi cảm thấy mỏi mắt, hãy phóng tầm nhìn đi xa hơn hoặc nhìn vào các đồ vật xa có màu xanh biển để mắt được thư giãn.

2. Bảo vệ mắt trước tác hại của môi trường

Dấu hiệu bị cận xảy ra không chỉ vì điều kiện ánh sáng mà còn do tác hại, khói bụi đến từ môi trường. Khi ra đường, bạn nên sử dụng kính mát để che chắn và bảo vệ mắt phù hợp để hạn chế tình trạng này. 

3. Kiểm tra mắt thường xuyên

Thị giác luôn là yếu tố quan trọng được quan tâm hàng đầu. Dù không gặp dấu hiệu cận nhưng lời khuyên tốt nhất là bạn hãy kiểm tra mắt định kỳ để khắc phục kịp thời.

Như lời chia sẻ ở trên, dấu hiệu bị cận nhẹ sẽ không rõ, triệu chứng xảy ra không thường xuyên rất khó để bạn biết, huống hồ là trẻ em.

4. Bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt

Để có một đôi mắt khỏe mạnh, bạn cần biết những dưỡng chất thiết yếu cho thị giác. Bất cứ giác quan nào của cơ thế cũng cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp và đôi mắt cũng vậy. Có thể kể đến như:

» Bổ sung Vitamin A: Dùng các sản phẩm có nguồn gốc động vật như lòng đỏ trứng, sữa, gan và một số rau củ, trái cây như cà rốt, ớt chuông, cam, bí đỏ, đu đủ,…

» Bổ sung Vitamin E: Võng mạc cần rất nhiều axit béo nên Vitamin E là dưỡng chất cần có. Một số thực phẩm giàu Vitamin E khắc phục dấu hiệu bị cận có thể tìm thấy nhiều ở các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương,..

» Bổ sung Lutein và Zeaxanthin: Các chất tốt cho võng mạc giúp bảo vệ đôi mắt trước những ánh sáng có hại. 

» Bổ sung Axit béo Omega 3: Có thể uống thuốc chuyên trị cho mắt như dầu cá. Đối với các bệnh nhân bị khô mắt nên bổ sung EPA và DHA thường ngày theo lời khuyên từ bác sĩ.

5. Đeo kính đúng độ

Những nơi khám và đo mắt chuyên nghiệp và có tâm, họ sẽ rất tập trung vào quy trình này. Lý do bởi vì khi trục mắt với kính không đều nhau, hình ảnh đi vào mắt sẽ bị lệch gây nên cảm giác khó chịu như chóng mặt, nhức đầu. Thậm chí, có thể tăng độ dù đã đeo kính.

Vì thế, việc tìm đến bệnh viện, phòng khám có chuyên môn để được tư vấn là rất quan trọng.

Dấu hiệu bị cận nhẹ nguyên nhân cách chữa trị tại nhà - Ảnh 9

Các dấu hiệu bị cận nặng cần đeo kính đúng độ mới bảo vệ tốt đôi mắt

Khách hàng có thể tìm thấy rất nhiều địa chỉ có dịch vụ đo, khám mắt, nhưng không phải đâu cũng là nơi đảm bảo. Với quy trình khám mắt chuẩn quốc tế với 12 bước, được thực hiện trực tiếp bởi kỹ thuật viên có chuyên môn, đến với Kính Hải Triều, bạn sẽ hoàn toàn có thể an tâm.

Thông tin tham khảo về Kính Hải Triều:

Địa chỉ

  • Cửa hàng 1: 156A Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TPHCM
  • Cửa hàng 2: 15 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TPHCM

Fanpage: https://www.facebook.com/KinhHaiTrieu

Lời kết

Chúng ta cần biết các dấu hiệu bị cận nhẹ để đưa ra những biện pháp phòng ngừa và chữa trị phù hợp. Đôi mắt là bộ phận rất quan trọng, hãy bảo vệ chúng khi có thể. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã cập nhật thêm những dấu hiệu nhận biết mắt bị cận cho bản thân và gia đình mình.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *