Với sự gia tăng cận thị ở trẻ em, nhiều bậc phụ huynh đang đắn đo trong việc lựa chọn phương pháp kiểm soát hiệu quả. Vậy giữa tròng kính kiểm soát cận thị, Ortho K và thuốc nhỏ mắt, đâu mới là lựa chọn tốt nhất?
Phân tích ưu nhược điểm và hiệu quả kiểm soát cận thị của các phương pháp
Cận thị xảy ra khi chiều dài trục nhãn cầu phát triển quá mức, khiến người bệnh không thể nhìn rõ vật ở xa. Hiện nay, cận thị đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên do môi trường học tập và thói quen sinh hoạt.
Vì vậy, con trẻ cần được đo mắt thường xuyên để phát hiện kịp thời và sớm áp dụng biện pháp giảm tăng độ cận để tránh các bệnh lý về mắt. Tuỳ vào từng phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm và hiệu quả khác nhau đối với từng đối tượng sử dụng.
Kiến thức hữu ích về cận thị:
- Bị cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ và biến chứng nguy hiểm
- Người bị cận nhẹ có nên đeo kính không, mấy độ nên đeo?
- Bị cận 1 bên mắt gọi là gì? Dấu hiệu, điều trị, nguyên nhân
A. Tròng kính kiểm soát cận thị
1. Tròng kính kiểm soát cận thị là gì?
Khác với kính đơn tròng thông thường, tròng kính kiểm soát cận thị với thiết kế đặc biệt, giúp cải thiện thị lực và làm chậm quá trình gia tăng độ cận thị ở trẻ em. Sản phẩm có cấu trúc gồm một vùng trung tâm rõ nét để hỗ trợ nhìn xa, kết hợp với các vùng ngoại biên có tiêu cự khác nhau để kiểm soát hiệu quả sự tiến triển của tình trạng cận thị.
Cấu tạo này hoạt động bằng cách tạo ra một hiệu ứng quang học giúp phân tán ánh sáng và giảm áp lực lên trục nhãn cầu, từ đó góp phần hạn chế tốc độ phát triển chiều dài nhãn cầu và duy trì mức độ cận thị ổn định hơn.
2. Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- An toàn: Phương pháp không đòi hỏi phẫu thuật và xâm lấn trực tiếp vào mắt trẻ, giúp hạn chế biến chứng sau này.
- Dễ sử dụng: Đeo tương tự như kính thông thường.
- Tính năng kết hợp: Một số loại tròng kính có tích hợp tính năng chống tia UV và chống vỡ, giúp bảo vệ mắt và cải thiện chất lượng thị lực.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Tròng kính kiểm soát cận thị thường có giá thành cao hơn so với tròng thông thường, dao động từ 5 đến 8 triệu đồng.
- Bất tiện: Trẻ thường không thích đeo kính và việc phụ thuộc vào kính gọng trong phần lớn thời gian gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập và hoạt động thể thao.
- Chưa quá phổ biến tại Việt Nam: Việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin và sử dụng khó khăn hơn do chưa có nhiều bệnh viện và đại lý mắt kính có kinh nghiệm hoặc cung cấp loại tròng này.
3. Nghiên cứu về độ hiệu quả
Mắt của trẻ từ mức 1 độ ban đầu sẽ nhanh chóng tăng lên từ 2 đến 2.5 chỉ trong vòng một năm nếu sử dụng tròng kính thông thường. Trong khi đó, đối với tròng kính kiểm soát cận thị, mức tăng này giảm xuống còn khoảng 1.5 độ nhờ vào thiết kế thông minh và công nghệ độc quyền – Theo nghiên cứu của trung tâm nhãn khoa Evershine Optical.
Cụ thể, thiết kế của sản phẩm giúp làm giảm tốc độ tăng độ cận từ 40% đến 60% trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Trẻ sử dụng tròng kính này càng sớm sẽ giúp ngăn chặn đáng kể sự tiến triển của cận thị và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh thị giác như thoái hóa võng mạc hay tăng nhãn áp trong tương lai.
B. Ortho K – Kính áp tròng đeo ban đêm
1. Ortho K là gì?
Phương pháp Ortho K (Orthokeratology) sử dụng kính áp tròng cứng đặc biệt để định hình lại giác mạc. Sau thời gian ngủ từ 6 – 8 tiếng, áp lực nhẹ từ kính sẽ làm phẳng giác mạc tạm thời, điều chỉnh cách ánh sáng đi vào mắt và hội tụ trên võng mạc, giúp nhìn rõ hơn vào mà không cần đeo kính vào hôm sau.
2. Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Sử dụng vào ban đêm: Trẻ chỉ cần đeo Ortho K trong lúc ngủ, từ đó hạn chế sự phụ thuộc vào kính trong sinh hoạt và học tập thường ngày.
- Đảo ngược quá trình điều trị: Nếu kết quả không đạt kỳ vọng, trẻ có thể ngừng sử dụng Ortho K và thị lực sẽ dần quay lại như trước mà không gây hại lâu dài.
- Không cần phẫu thuật: Phương pháp này có thể phù hợp cho trẻ từ 7 tuổi trở lên, đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật.
- Tròng kính thấm khí: Khả năng truyền dẫn oxy của Ortho K tốt hơn so với các loại kính áp tròng thông thường, giúp giảm tình trạng mỏi mắt và giữ cho giác mạc khỏe mạnh.
Nhược điểm:
- Yêu cầu về vệ sinh: Cần đảm bảo rửa tay và làm sạch kính thật kỹ trước khi đeo hoặc cất vào hộp. Vệ sinh không đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng mắt và gây nguy hiểm cho giác mạc.
- Chi phí cao: Chi phí điều trị dao động từ 10 đến 40 triệu đồng.
- Hiệu quả tạm thời: Đòi hỏi trẻ phải sử dụng kính đều đặn mỗi đêm để duy trì kết quả. Nếu ngừng đeo, thị lực sẽ nhanh chóng trở về ban đầu.
- Không phù hợp với nhiều trường hợp: Trẻ em dưới 7 tuổi hoặc bị chứng khô mắt, dị ứng hay bị tổn thương, viêm, nhiễm trùng mắt,…
3. Nghiên cứu về độ hiệu quả
Nghiên cứu từ Hồng Kông (2012) chỉ ra rằng trẻ em đeo kính áp tròng Ortho-K có sự gia tăng chiều dài trục nhãn cầu chậm hơn 43% so với nhóm trẻ đeo kính cận thông thường. Tương tự, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã công bố dữ liệu cho thấy trẻ em từ 6 đến 12 tuổi khi đeo kính áp tròng Ortho-K trong hai năm có sự tiến triển cận thị ít hơn và giảm chiều dài trục nhãn cầu so với trẻ sử dụng kính cận thường.
Những kết quả này cho thấy Ortho-K thực sự có hiệu quả trong việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị ở trẻ em.
C. Thuốc nhỏ mắt nồng độ thấp
1. Thuốc nhỏ mắt kiểm soát cận thị là gì?
Thuốc nhỏ mắt nồng độ thấp là các dung dịch thuốc có nồng độ hoạt chất rất thấp, thường chỉ từ 0.01% đến 0.05%, dùng để điều trị một số tình trạng mắt, bao gồm kiểm soát sự tiến triển cận thị ở trẻ em. Một trong những loại thuốc nhỏ mắt phổ biến nhất là Atropine.
2. Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng: Quy trình nhỏ mắt hàng ngày rất đơn giản, trẻ có thể tự thực hiện.
- Giá thành rẻ: Các loại thuốc nhỏ mắt có giá dao động từ 50.000 đến 150.000 VNĐ/lọ.
Nhược điểm:
- Tuân thủ nghiêm ngặt: Vì là thuốc nên trẻ cần tuân theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và giảm tình trạng kích ứng mắt do quá liều.
- Hiệu quả chậm: Mất nhiều thời gian để có hiệu quả rõ rệt, và hiệu quả khác nhau với từng trẻ.
- Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ như khó chịu, khô mắt, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng có thể xảy ra.
3. Nghiên cứu về độ hiệu quả
Theo nghiên cứu của bác sĩ Donald T. Tan Viện Nghiên cứu và Viện Mắt Quốc Gia Singapore, Atropine có hiệu quả thực sự trong việc kiểm soát tiến triển cận thị cho trẻ. Ngoài ra, các nghiên cứu viên Singapore phát hiện: độ cận thị ở trẻ em từ 6-12 tuổi tăng chậm lại 50% và hầu hết không gặp tác dụng phụ sau 2 năm điều trị bằng thuốc nhỏ mắt.
Nồng độ Atropine được sử dụng để giảm tăng độ cận thường là 0.01%, 0.025% và 0.05%. Trong đó, Atropine 0.01% được chứng minh có hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ về thị giác hơn so với Atropine liều cao. Tuy nhiên việc lựa chọn nồng độ nên theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.
MyCon Rodenstock: Tròng kính kiểm soát cận thị công nghệ Đức
Với hơn 180 năm kinh nghiệm và công nghệ độc quyền, Rodenstock mang đến giải pháp đột phá trong việc giảm tăng cận thị cho trẻ em. Tròng kính MyCon Rodenstock có thiết kế đặc biệt với vùng chu biên mờ ở rìa kính để giảm sự giãn nở của trục nhãn cầu, kết hợp cùng vùng trung tâm rõ nét giúp ánh sáng hội tụ chính xác trên võng mạc.
Phiên bản mới của MyCon cung cấp các tùy chọn chiết suất linh hoạt từ 1.50, 1.60 đến 1.67, giúp tròng kính mỏng và nhẹ hơn, mang lại sự thoải mái tối đa khi đeo. Kết quả của cuộc nghiên cứu lâm sàng trên trẻ em độ tuổi 7 – 14 cho thấy, sản phẩm có khả năng kiểm soát cận thị đến 40%. MyCon Rodenstock được chuyên gia khuyến nghị là sự lựa chọn thích hợp để kiểm soát cận thị từ nhẹ đến nặng cho trẻ em.
Ngoài ra, tròng kính MyCon Rodenstock được trang bị khả năng chống phản quang, chống trầy xước và bảo vệ mắt khỏi tia UV. Thêm vào đó, với thiết kế nhẹ, linh hoạt và bền bỉ, MyCon giúp trẻ cảm thấy thoải mái trong suốt ngày dài.
Lời kết
Trên đây là thông tin hữu ích về những phương pháp giảm tăng cận thị. Hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho con em mình.
Có thể bạn quan tâm:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu bị cận mà không đeo kính có sao không, có tăng độ không?
15+ bài tập cho mắt cận phục hồi thị lực an toàn và hiệu quả
Cận thị có chữa được không? 7 phương pháp trị cận mới nhất
TOP 8 loại máy đo mắt hiện đại nhất thị trường, giá bán chi tiết
Cách tính độ cận thị của mắt: Công thức và cách đo
7+ bài kiểm tra mắt cần thực hiện định kỳ, cách đo, kết quả
Chopard đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên Kính Hải Triều
Cách giảm cận thị 1-2 độ không cần phẫu thuật tại nhà dễ làm
THẢO LUẬN