Viễn thị có mổ được không? Điều kiện, phương pháp phổ biến

cover 3

Theo thống kê hiện nay có khoảng 45,5% dân số thế giới đang phụ thuộc quá nhiều vào kính viễn. Vì vậy, rất nhiều người có mong muốn được chữa trị dứt điểm tật khúc xạ này bằng cách mổ viễn thị. Vậy thì viễn thị có mổ được không và có những biện pháp mổ nào?

MỤC LỤC

› Góc thắc mắc: Viễn thị có mổ được không?

Đối tượng nào đủ điều kiện để mổ viễn thị?

1. Các trường hợp chỉ định

2. Các trường hợp chống chỉ định

› Top 4 phương pháp mổ viễn thị phổ biến nhất hiện nay

1. Phương pháp Relex Smile

2. Phương pháp Lasik

3. Phương pháp Femto Lasik

4. Phương pháp Phakic ICL EVO+

› Chăm sóc mắt sau khi mổ viễn thị sao cho đúng?

Góc thắc mắc: Viễn thị có mổ được không?

Viễn thị CÓ THỂ mổ được. Giống như tật khúc xạ cận thị, viễn thị cũng được chữa khỏi bằng cách can thiệp y khoa như mổ viễn thị hoặc bắn viễn thị.

Các phương pháp mổ mắt cận cũng có thể được áp dụng cho mổ viễn thị. Bởi nhìn chung, các phương pháp mổ viễn thị và cận thị sẽ tập trung điều chỉnh độ cong của giác mạc để điểm hội tụ ánh sáng có thể tập trung chính xác tại điểm võng mạc.

Nếu như phương pháp mổ cận thị sẽ điều chỉnh điểm hội tụ ánh sáng trên võng mạc ra xa hơn, thì mổ viễn thị sẽ xích điểm hội tụ ánh sáng gần hơn.

Sự khác biệt ở điểm hội tụ ánh sáng của mắt thường và mắt viễn thị
So sánh điểm hội tụ ánh sáng của mắt viễn thị và mắt thường

Đối tượng nào đủ điều kiện để mổ viễn thị?

Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát để không mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, lupus ban đỏ, máu loãng hoặc nếu là nữ, bạn đang trong thời kỳ không mang thai và không cho con bú,…

Ngoài ra, có những trường hợp chỉ định và chống chỉ định như sau:

1. Các trường hợp chỉ định

  • Độ viễn từ +1 Diop đến +6 Diop.
  • Độ viễn giữ mức ổn định trong vòng 1-2 năm, không tăng quá 0,5 Diop.
  • Trẻ vị thành niên phải trên 18 tuổi và người trường thành dưới 40 tuổi.
  • Giác mạc đạt đủ độ dày để thực hiện phẫu thuật. Khi kiểm tra giác mạc không có sẹo xấu, không có hình chóp và không quá dẹt.
So sánh hình dạng của giác mạc bình thường và giá mạc hình chóp
Giác mạc hình chóp và giác mạc bình thường

2. Các trường hợp chống chỉ định

Phẫu thuật viễn thị chống chỉ định với các trường hợp gặp phải vấn đề mãn tính về mắt như: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, cườm nước, viêm màng bồ đào.

Ngoài ra mổ viễn thị cũng chống chỉ định với những bệnh nhân bị tăng nhãn áp Glôcôm, bởi áp lực nội nhãn cao không kiểm soát được có thể gây mù lòa.

Nếu độ viễn thị trên 6 Diop thì các phương pháp mổ viễn thông thường không thể thực hiện được. Lúc này cần đến biện pháp phức tạp hơn như thay thủy tinh thể hoặc cấy kính nội nhãn.

Trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi và người lớn từ 50-60 tuổi cũng không được khuyến cáo thực hiện mổ viễn thị.

Sự phát triển của bệnh Glocom có thể dẫn tới mù lòa
Mắt bị glocom dễ dẫn tới biến chứng mù lòa

Top 4 phương pháp mổ viễn thị phổ biến nhất hiện nay

1. Phương pháp Relex Smile:

Mổ cận Relex Smile đánh giá là phương pháp tiên tiến và hiện đại bậc nhất. Phương pháp mổ này sử dụng tia laser femtosecond để tạo ra một lớp mô nhỏ bên trong giác mạc (gọi là lenticule).

Lenticule này được lấy ra qua một đường rạch siêu nhỏ (chỉ 2-4mm), giúp thay đổi độ cong giác mạc, từ đó điều chỉnh tật khúc xạ. Phương pháp này cần 1 tháng để hồi phục thị lực tối ưu.

2. Phương pháp Lasik:

Là một trong những phương pháp đời đầu để điều trị cận thị, lão thị và viễn thị. Bác sĩ sẽ tạo một vạt mỏng trên giác mạc bằng dao cơ học (microkeratome), sau đó tia laser excimer sẽ loại bỏ mô giác mạc nhằm định hình lại độ cong.

Phương pháp mổ Lasik được ưa chuộng vì chỉ mất 10-15 phút cho mỗi bên mắt và tốc độ hồi phục nhanh, tầm 24-28 giờ sau phẫu thuật.

3. Phương pháp Femto Lasik

Femto LASIK (Femtosecond Laser-Assisted in Situ Keratomileusis) là một phiên bản tiên tiến của phẫu thuật LASIK, sử dụng công nghệ tia laser femtosecond thay vì dao cơ học để tạo vạt giác mạc.

Điều này cho phép kết quả phẫu thuật sẽ chính xác và đồng đều hơn, giảm các biến chứng liên quan như vạt không đều hoặc lệch.

4. Phương pháp Phakic ICL EVO+

Nếu như bạn có độ viễn thị lên đến hơn 6 Diop hoặc có giác mạc quá mỏng thì mổ Phakic là phương án mà bạn nên cân nhắc. Vì ICL EVO+ giúp điều chỉnh các tật khúc xạ viễn thị mà không cần can thiệp đến giác mạc.

Các bác sĩ sẽ cấy ghép một thấu kính Collamer (ICL) vào bên trong mắt, cụ thể là giữa mống mắt và thủy tinh thể tự nhiên.Thấu kính này hoạt động như một “kính áp tròng vĩnh viễn” để hội tụ ánh sáng lên võng mạc, giúp cải thiện thị lực mà không cần loại bỏ mô giác mạc.

Mô tả cơ chế cấy thấu kính ICL giữa mống mắt và thủy tinh thể tự nhiên
Thấu kính ICL được cấy vào mắt

Chăm sóc mắt sau khi mổ viễn thị sao cho đúng?

Phẫu thuật khúc xạ giúp người bị viễn thị loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào việc đeo kính nhưng đồng thời cũng gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm như khô mắt, đỏ mắt, nhiễm trùng giác mạc,…

Để giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật và giúp mắt phục hồi nhanh hơn, bạn nên có chế độ chăm sóc mắt đúng cách. Điều này còn cho phép mắt không bị tái viễn thị và giữ được thị lực hoàn hảo. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt, kháng sinh và kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đeo kính để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài, ở nhà và đi ngủ.
  • Hạn chế dùng các thiết bị điện tử, để xà bông dính vào mắt.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B12, …
  • Tái khám mắt định kỳ để thường xuyên theo dõi.

Xem thêm: 12 tác hại của việc mổ mắt cận thị, 5 biến chứng nguy hiểm

Trên đây là câu giải đáp cho thắc mắc “Viễn thị có mổ được không?” và so sánh nguyên lý hoạt động của các biện pháp mổ viễn hiện nay. Bằng mong muốn cải thiện thị lực người Việt, Kính mắt Hải Triều tin rằng những thông tin trên là vô cùng hữu ích cho những ai đang tìm kiếm thông tin về mổ viễn thị.

Về cơ bản các phương pháp mổ cận và mổ viễn là giống nhau. Xem thêm các thông tin hữu ích về mổ cận tại kiến thức thị giác:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *