Cách giảm tăng độ cận cho trẻ: Khi nào nên bắt đầu và dừng lại?

Cách giảm tăng độ cận cho trẻ: Khi nào nên bắt đầu và dừng lại?

Cận thị ở trẻ em là mối lo ngại lớn đối với nhiều bậc phụ huynh. Nếu không can thiệp kịp thời, cận thị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thị giác và cuộc sống của trẻ sau này.

MỤC LỤC

Cảnh báo: Cận thị đang tiến triển nhanh chóng ở trẻ em

› Khi nào nên bắt đầu kiểm soát cận thị?

1. Càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt

2. Lợi ích của việc hạn chế tăng độ cận thị sớm

3. Các phương pháp tránh tăng độ hiệu quả

4. Bao nhiêu tuổi là tốt để áp dụng kiểm soát cận thị?

› Khi nào nên ngừng việc kiểm soát cận thị?

› Tổng kết

Cảnh báo: Cận thị đang tiến triển nhanh chóng ở trẻ em

Cận thị (Myopia) khiến người bệnh nhìn rõ các vật ở gần, nhưng mờ nhòe khi nhìn ở cự ly xa hơn. Kết quả đo mắt cho thấy, tật khúc xạ này thường phát hiện phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập, và hoạt động vui chơi của trẻ. Theo đó, trẻ trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi là thời điểm phát triển cận thị nhanh nhất.

Mắt cận thị không thể nhìn rõ vật ở xa
Khi bị cận thị, hình ảnh trở nên mờ nhòe khi nhìn ở cự ly xa

Mục tiêu quan trọng đặt ra trong Kế hoạch triển khai chương trình Sức khỏe Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2025 do Bộ Y tế phê duyệt là: “Nâng cao tỷ lệ học sinh được kiểm tra và phát hiện tình trạng giảm thị lực, được cấp đơn kính và nhận hướng dẫn về rèn luyện thị lực”. Tuy nhiên, đến nay tình trạng trẻ em mắc cận thị vẫn đang gia tăng đáng kể.

Theo ghi nhận thực tế của Bệnh viện Mắt Trung Ương, khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi từ 5 – 15 mắc các tật khúc xạ, trong đó tỉ lệ cận thị ở trẻ em thành thị chiếm 20 – 40%, cao gấp đôi so với tỉ lệ ở nông thôn chỉ chiếm 10 – 15%.

Không chỉ tăng về số lượng, cận thị ở trẻ em trong độ tuổi đi học còn phát triển nhanh về mức độ do nhiều nguyên nhân như áp lực học tập cao, sử dụng mắt để nhìn gần quá thường xuyên, nhìn điện thoại, máy tính nhiều hay đeo kính không đúng cách… Một khảo sát tại nhiều thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang cho thấy 78% trẻ em độ tuổi 1-5 tuổi đã tiếp xúc thiết bị điện tử từ 3-5h mỗi ngày.

Khám phá thêm: Giảm tăng độ cận cho trẻ bằng tròng kính kiểm soát cận thị.

YouTube video
90% trẻ em Đông Á sẽ bị cận thị vào năm 2050

Khi nào nên bắt đầu kiểm soát cận thị?

Cận thị càng nặng sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt nghiêm trọng như Glocom, đục thuỷ tinh thể, bong tróc võng mạc,… Nên việc kiểm soát tốc độ phát triển cận thị ở trẻ là vô cùng quan trọng.

Có thể bạn quan tâm:

1. Càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt

Nghiên cứu của tạp chí Ophthalmic and Physiological Optics (OPO) quốc tế đã chỉ ra rằng, trẻ bị cận càng sớm, tốc độ tiến triển càng nhanh thì nguy cơ mắc các vấn đề về thị giác sẽ càng nhiều. Thêm vào đó, trẻ bắt đầu bị cận thị ở độ tuổi càng nhỏ thì thời gian để độ cận tăng lên sẽ càng dài, dẫn đến nguy cơ cận nặng cao hơn. 

Vì vậy, việc kiểm soát cận thị nên bắt đầu càng sớm càng tốt để làm chậm quá trình tiến triển và giảm thiểu mức độ của cận thị. Bằng cách áp dụng các phương pháp kiểm soát hiệu quả từ khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên của cận thị, chúng ta có thể giúp trẻ duy trì thị lực ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ trong tương lai.

YouTube video
Nguyên nhân trẻ em bị cận thị nặng ngày càng tăng

2. Lợi ích của việc hạn chế tăng độ cận thị sớm

Dưới đây là một số lợi ích chính của việc kiểm soát cận thị sớm:

  • Ngăn chặn sự tiến triển của cận thị: Việc can thiệp sớm làm giảm tốc độ tăng độ cận, giúp duy trì thị lực ổn định và giảm thiểu biến chứng liên quan.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Thị lực ổn định giúp giảm sự phụ thuộc nhiều vào kính thuốc hoặc kính áp tròng, từ đó trẻ dễ dàng hơn trong việc học tập, tham gia các hoạt động thể thao và hoạt động hàng ngày khác.
  • Bảo vệ sức khỏe mắt lâu dài: Theo chuyên gia, chỉ cần trẻ em giảm 1 độ cận thị là có thể giảm đi khả năng xuất hiện nhiều bệnh lý nặng về mắt, cụ thể là bệnh Glocom, bệnh đục thủy tinh thể, bệnh bong tróc võng mạc hay bệnh lý hoàng điểm cận thị.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc áp dụng phương pháp điều chỉnh độ cận sớm giúp giảm số lần thay đổi kính, tiết kiệm chi phí điều trị và thăm khám, đồng thời giảm nguy cơ cần phẫu thuật trong tương lai.
Trẻ em nên được đo mắt thường xuyên
Kiểm soát sớm giúp giảm khả năng xuất hiện nhiều bệnh lý nặng về mắt
Đặt lịch đo mắt cho trẻ em chuẩn 12 bước tại Kính Hải Triều
Đặt lịch đo mắt cho trẻ ngay hôm nay

3. Các phương pháp tránh tăng độ hiệu quả

Kiểm soát cận thị (Quản lý tiến triển cận thị) là việc sử dụng một số cách điều trị để kiểm soát độ dài trục nhãn cầu, từ đó làm chậm tốc độ tăng cận thị ở trẻ nhỏ. Hiện nay có 3 phương pháp được nhiều người sử dụng:

Tròng kính kiểm soát cận thị

Tròng kính kiểm soát cận thị là loại tròng có thiết kế đặc biệt để không chỉ cải thiện thị lực nhìn xa mà còn làm chậm quá trình phát triển cận thị ở trẻ em. Loại kính này bao gồm các vùng có tiêu cự khác nhau như vùng trung tâm chuyên dùng để hỗ trợ thị lực nhìn xa và vùng ngoại biên với nhiều tiêu cự khác nhau giúp kiểm soát sự tiến triển của cận thị.

Gợi ý từ chuyên gia – Tròng kính MyCon Rodenstock:

Với công nghệ độc quyền từ Rodenstock, thương hiệu tròng kính số 1 tại Đức với hơn 180 năm kinh nghiệm trong ngành, MyCon Rodenstock mang đến sự đột phá trong việc làm chậm quá trình tăng độ cận thị.

Tròng kính MyCon hoạt động dựa trên thiết kế đặc biệt với vùng chu biên theo phương ngang ở rìa kính, trong đó hai bên tròng kính được làm mờ để giảm sự giãn nở của trục cầu mắt. Kết hợp với vùng trung tâm rõ nét, ánh sáng được hội tụ chính xác tại điểm cần thiết trên võng mạc.

Trong phiên bản mới này, Rodenstock cung cấp các tùy chọn chiết suất đa dạng từ 1.50, 1.60 đến 1.67, giúp tròng kính trở nên mỏng hơn, nhẹ nhàng hơn khi đeo. MyCon là sự lựa chọn được các chuyên gia khuyến nghị để kiểm soát cận thị cho trẻ em, bất kể cận nhẹ, vừa hay nặng.

YouTube video
Có nên dùng tròng kính kiểm soát cận thị Mycon Rodenstock mới nhất cho trẻ?

Hiệu quả:

Theo nghiên cứu của Evershine Optical (Trung tâm nhãn khoa có tiếng tại Singapore), nếu trẻ bị cận thị 1 độ và sử dụng tròng kính thông thường, độ cận có thể tăng từ 2 – 2.5 độ trong một năm. Tuy nhiên, với tròng kính kiểm soát cận thị, mức tăng này chỉ khoảng 1.5 độ nhờ công nghệ độc quyền, được thử nghiệm và chứng minh về hiệu quả.

Bằng chứng hiện tại cho thấy việc sử dụng tròng kính kiểm soát cận thị có thể giảm tốc độ gia tăng cận thị từ 40% đến 60% trong khoảng từ 1 đến 3 năm, với hiệu quả rõ rệt ngay trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị.

Đeo tròng kính MyCon giúp giảm tăng độ cận
Tròng kính Mycon Rodenstock đã được chứng minh là có hiệu quả tốt

Ưu điểm:

  • An toàn, không xâm lấn trực tiếp đến mắt trẻ.
  • Hiệu quả được chứng minh.
  • Dễ sử dụng.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với tròng kính thông thường (Khoảng hơn 6 triệu đồng).
  • Phụ thuộc vào kính gọng.
  • Chưa quá phổ biến tại Việt Nam.
YouTube video
Kiểm soát độ cận cho bé chỉ với 15k mỗi ngày

Thuốc nhỏ mắt

Một số loại thuốc nhỏ mắt, thường chứa Atropine, giúp giảm độ căng thẳng và hạn chế điều tiết của mắt, từ đó kiểm soát sự tiến triển của cận thị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi cẩn thận để tránh tác dụng phụ.

Một số loại thuốc nhỏ mắt phổ biến:

  • Atropine: Làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của trục nhãn cầu, kiểm soát tốc độ tăng cận ở trẻ.
Nhỏ mắt bằng Atropine để giảm tăng cận
Atropine thường được sử dụng để kiểm soát cận thị 
  • Sancoba: Giảm mỏi mắt, bảo vệ tế bào thần kinh, chống viêm và kích ứng, cải thiện sức khỏe mắt.
  • Nanodrops: Giảm tiến triển cận thị, tăng khả năng tập trung và làm chậm tăng độ.
  • V.Rohto Vitamin: Hỗ trợ trao đổi chất, giảm mỏi mắt, sáng khỏe và giảm độ cận hiệu quả.

Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ sử dụng.
  • Giá thành rẻ, dao động từ 50.000 đến 150.000 VND.

Nhược điểm:

  • Một số tác dụng phụ như nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ,….
  • Cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
  • Hiệu quả chậm.

Ortho K

Ortho-K (Orthokeratology) là phương pháp điều trị nhằm khôi phục tầm nhìn tạm thời bằng cách sử dụng loại kính áp tròng đặc biệt. Loại kính áp tròng này có thiết kế để điều chỉnh độ cong của giác mạc trong thời gian ngủ từ 6 – 8 tiếng, giúp cải thiện thị lực và không cần sử dụng kính hoặc kính áp tròng vào ban ngày.

Kính Ortho K giúp giảm tăng độ
Kính Ortho K giúp làm phẳng giác mạc sau khi đeo từ 6 – 8 tiếng

Hiệu quả:

Theo thông tin từ tạp chí nghiên cứu y học, phương pháp Ortho-K có hiệu quả đáng kể trong việc giảm tốc độ tiến triển của cận thị. Cụ thể, phương pháp này có thể làm chậm sự gia tăng chiều dài trục nhãn cầu lên tới 57,6% so với nhóm người sử dụng kính gọng.

Ưu điểm:

  • An toàn, không phẫu thuật, không xâm lấn.
  • Không cần sử dụng vào ban ngày.
  • Có thể đảo ngược quá trình điều trị.
  • Có thể sử dụng cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Nhược điểm:

  • Giác mạc sẽ trở về hình dạng ban đầu nếu như không đeo kính sau 1-2 ngày.
  • Gây khó chịu và cần thời gian để mắt làm quen khi mới sử dụng.
  • Chi phí khá cao, dao động từ 10.000.000 đến 40.000.000 cho 2 mắt.

4. Bao nhiêu tuổi là tốt để áp dụng kiểm soát cận thị?

Trẻ em dưới 16 tuổi có nguy cơ cao tiếp tục phát triển cận thị với mức độ ngày càng nặng hơn, đặc biệt là giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi – giai đoạn mà cận thị thường tiến triển nhanh chóng nhất. 

Vì vậy việc bắt đầu điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên trong độ tuổi này là rất quan trọng. Phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ em có nguy cơ tăng độ cao
Cận thị thường tiến triển nhanh chóng trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi

Khi nào nên ngừng việc kiểm soát cận thị?

Về cơ bản, các bác sĩ thường xem xét việc ngừng áp dụng biện pháp giảm tăng mức độ cận thị khi tình trạng của trẻ ngưng tiến triển (theo Thử nghiệm đánh giá điều chỉnh cận thị COMET, khoảng 50% trẻ sẽ có độ cận ổn định khi 16 tuổi) hoặc trẻ đủ 18 tuổi và có nhu cầu phẫu thuật khúc xạ.

Tuy nhiên, thời gian kiểm soát cận thị còn phụ thuộc vào từng phương pháp sử dụng. Mỗi cách giảm tăng độ cận sẽ có những đặc điểm, yêu cầu, tính phù hợp, tác dụng phụ khác nhau đối với từng đối tượng sử dụng, ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, ngay cả khi ngừng những phương pháp giảm tăng cận, trẻ vẫn cần phải tiếp tục được theo dõi và tái khám định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng vì mắt cận thị, đặc biệt là mắt có độ cận trên 5 – 6 độ hoặc chiều dài trục nhãn cầu lớn hơn 26mm, có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh hoàng điểm và bong tróc võng mạc. Vậy nên, việc kiểm tra mắt định kỳ là rất cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời vấn đề về mắt nếu có.

Trẻ em cần được khám mắt định kỳ
Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra thường xuyên

Tổng kết

Bài viết này giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về thời điểm và cách thức kiểm soát cận thị cho con em mình, nhằm bảo vệ sức khỏe mắt và nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ.

Các phương pháp chăm sóc mắt cận tại nhà:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *