Có thể bạn đang nheo mắt khi đọc báo rõ hơn. Tưởng đây chỉ là một hành động bình thường, nhưng đó lại là gợi ý nhỏ thể hiện rằng: Tầm nhìn của bạn đang gặp vấn đề và bạn đang cần tới một chiếc mắt kính hỗ trợ thị lực. Vậy đâu là giải pháp? Từ khóa cần tìm ở đây chính là: kính đọc sách là gì?
Kính đọc sách là gì? Chúng có phù hợp với bạn không?
Kính đọc sách là vật dụng không thể thiếu đối với những người gặp vấn đề về thị lực, đặc biệt là khi bước vào giai đoạn lão hóa. Hãy cùng tìm hiểu về loại kính này để giúp bạn sử dụng chúng hiệu quả hơn.
Một số thuật ngữ về mắt kính:
- Kính thuốc là gì, có tác dụng gì? Các loại kính thuốc phổ biến trên thị trường
- Các bộ phận của kính mắt: Những thành phần cần quan tâm
1. Kính đọc sách là gì?
Kính đọc sách (thuật ngữ chuyên môn gọi là kính lão), được tạo ra cho mục đích điều trị tình trạng lão thị ở người trung niên. Ở độ tuổi 40 – 45, đôi mắt bị già hóa và tất nhiên, tầm nhìn gần sẽ gặp một chút khó khăn và cần nheo mắt để đọc kỹ.
2. Cơ chế hoạt động của kính đọc sách?
Kính đọc sách hoạt động giống như kính lúp, mép rìa của tròng là phần mỏng nhất trong khi phần giữa dày hơn nhiều. Nhờ vậy, kính bẻ cong ánh sáng đi vào mắt, giúp tập trung hình ảnh vào võng mạc. Điều này hỗ trợ mắt bạn dễ dàng nhìn thấy các vật ở gần mà không cần phải cầm chúng ra xa.
Kính có nhiều loại với độ phóng đại khác nhau. Độ kính phụ thuộc vào tình trạng mắt của bạn hoặc mức hỗ trợ mà bạn muốn. Kính đọc sách thường có độ từ +0.25 đến +3.50 diop. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại kính này ở cửa hàng. Nếu cần độ cao hơn, bạn nên đến các bác sĩ chuyên về mắt.
3. Kính đọc sách có bao nhiêu loại?
Kính lão đơn tròng (Kính toàn khung): Là loại kính sử dụng để điều chỉnh một vùng nhìn có thể gần hoặc xa, giúp hình ảnh sắc nét, thường là khi đọc sách báo hoặc sử dụng thiết bị điện tử.
Kính lão hai tròng (Kính nửa mắt): Là loại kính có hai vùng nhìn riêng biệt (phần trên nhìn xa và phần dưới nhìn gần) và hai độ cong khác nhau, giúp người đeo nhìn rõ cả vật ở gần và xa mà không cần tháo kính.
Tuy nhiên, kính chỉ đáp ứng tầm nhìn gần và xa nên khi nhìn phía rìa hình ảnh có thể méo mó và không thẩm mỹ. Loại kính này phù hợp cho những người cần nhìn gần (đọc sách) và nhìn xa (quan sát xung quanh) và ít quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ.
Không phải kính đa tròng hay kính hai tròng, khách hàng trung niên chưa bao giờ cần kính trước đây sẽ bắt đầu với một cặp kính đọc sách để điều chỉnh thị lực nhìn gần
4. Ai nên sử dụng kính đọc sách?
Bạn đang phân vân không biết có cần dùng kính đọc sách không? Hãy xem thử những tình huống dưới đây và tự hỏi mình xem bạn có gặp khó khăn với những việc này không:
- Khó đọc chữ nhỏ, đặc biệt là trong điều kiện thiếu sáng hoặc vào cuối ngày. Ví dụ như bạn thấy khó đọc thực đơn trong quán ăn tối.
- Khó thực hiện các công việc cận cảnh như may vá, xỏ kim.
- Đọc sách trong thời gian dài khiến mắt bạn đau hoặc nhức đầu. Đôi khi chỉ cần đọc vài phút cũng gặp phải tình trạng này.
- Khả năng nhìn gần của bạn giảm dần khi bạn bước sang tuổi 40. Đây là độ tuổi thường gặp nhất của tình trạng lão thị.
- Để nhìn rõ chữ nhỏ, bạn phải đưa tài liệu đọc ra xa mặt hơn. Đây là hành động mọi người thường làm một thời gian trước khi bắt đầu sử dụng kính đọc sách.
Một số trường hợp khác cũng có thể sử dụng loại kính này như:
- Người làm việc văn phòng thường xuyên sử dụng máy tính, dễ bị mỏi mắt khi nhìn gần.
- Thợ thủ công, kỹ sư cần nhìn chi tiết nhỏ khi thực hiện công việc.
5. Kính đọc sách khác gì kính thông thường?
Kính đọc sách và kính thông thường đều là những loại kính mắt hỗ trợ thị lực, tuy nhiên mỗi loại có chức năng và mục đích sử dụng riêng biệt:
Kính đọc sách | Kính thông thường | |
Mục đích sử dụng | Giúp người đọc nhìn rõ các vật thể ở gần, đặc biệt là khi đọc sách, báo, tạp chí hoặc sử dụng thiết bị điện tử. | Giúp điều chỉnh thị lực nhìn xa, nhìn gần hoặc cả hai (tùy loại kính). |
Độ cong tròng kính | Dương | Dương và âm |
Thiết kế | Đơn giản, gọn nhẹ | Đa dạng, thời trang |
Giá cả | Rẻ hơn | Dao động tùy theo thương hiệu, chất liệu và chức năng |
Tích hợp tính năng | Như nhau, đều có khả năng tích hợp nhiều tích năng trên một tròng kính. Tuy nhiên, khách hàng thường không chọn thêm nhiều lớp phủ vì chỉ sử dụng cho một mục đích | Nhiều tính năng: chống tia UV, kính chống ánh sáng xanh, kính đổi màu, chống trầy xước, bám bụi, vân tay,… |
Hướng dẫn chọn kính đọc sách cho người già
Chọn kính lão đọc sách phù hợp cho người cao tuổi là điều rất quan trọng để giúp họ đọc sách báo, tài liệu một cách dễ dàng và thoải mái. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn kính đọc sách cho người già:
1. Xác định độ lão thị
Cách chính xác nhất là đi khám mắt tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ đo mắt và kê đơn kính phù hợp. Tuy nhiên, nếu chưa có điều kiện đi khám, người cao tuổi có thể tham khảo bảng độ lão thị theo độ tuổi sau:
- Độ tuổi 40–49: +0,75 đến +1,50 diop
- Độ tuổi 50–59: +1,50 đến +2,25 diop
- Từ 61 tuổi trở lên: +2,25 đến +2,75 diop
Lưu ý: Đây chỉ là bảng tham khảo, độ lão thị thực tế của mỗi người có thể khác nhau.
2. Chọn gọng kính đọc sách phù hợp với khuôn mặt
Việc chọn kính phù hợp với khuôn mặt sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi sử dụng.
Khuôn mặt tròn: Nên chọn gọng kính hình vuông hoặc hình chữ nhật để tạo cảm giác khuôn mặt thon gọn hơn. Tránh chọn gọng kính hình tròn hoặc hình bầu dục vì sẽ khiến khuôn mặt càng trở nên tròn hơn.
Khuôn mặt vuông: Chọn gọng kính hình oval hoặc hình tròn để làm mềm mại các đường nét trên khuôn mặt. Không nên chọn gọng kính có hình vuông hoặc hình chữ nhật vì sẽ khiến khuôn mặt càng trở nên vuông vức hơn.
Khuôn mặt trái tim: Kiểu mặt này bạn chọn gọng kính có phần dưới rộng hơn phần trên để cân bằng tỷ lệ khuôn mặt. Hạn chế chọn gọng kính có phần trên quá rộng hoặc quá hẹp vì sẽ khiến khuôn mặt mất cân đối.
4. Lựa chọn kiểu kính phù hợp với nhu cầu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã kính lão đọc sách khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của người dùng. Một số kiểu gọng phổ biến như kính đọc sách cho người già, gấp gọn. Ngoài kính lão đọc sách ra còn có kính lúp đọc sách hoặc kính lúp để bàn tuy khác về hình thức nhưng điểm chung của chúng đều giúp người dùng nhìn rõ hơn khi đọc sách.
Các câu hỏi thường gặp về kính đọc sách
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về kính đọc sách là gì và một số câu hỏi khi tìm hiểu về loại kính này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa mắt và lựa chọn mắt kính lão cho người già phù hợp nhu cầu và tình trạng sức khỏe mắt của họ.
Tìm hiểu về cấu tạo mắt kính:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
Các loại tròng kính cận tốt: TOP mẫu, bảng giá, tư vấn mua
Tia UV là gì? Chỉ số và tác hại nguy hiểm lên da và mắt
3+ cách test kính đổi màu chính xác, đơn giản và nhanh nhất
Tròng kính Transitions®: Từ kính mắt trở thành kính râm
THẢO LUẬN