Không phải ai bị cận cũng giống nhau, nhưng 90% người cận đều bỏ qua bước quan trọng nhất: Xác định đúng mức độ cận thị để kiểm soát trước khi quá muộn.
Phân loại các mức độ cận thị phổ biến
Có nhiều nguyên nhân bị cận thị nhưng khi đề cập đến các cấp độ thì chỉ có bốn, bao gồm: nhẹ, vừa, nặng và cực đoan.
Vấn đề thị lực này đang gia tăng mỗi năm vì hầu hết mọi người chưa xác định mình thuộc các mức độ cận thị nào. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tình trạng đeo kính sai hoặc lệch độ lại thường xuyên xảy đến.
1. Cận thị nhẹ
Các mức độ cận thị nhẹ: Từ -0.25 Diop đến -3.00 Diop
Đối với trạng thái này, người bị cận vẫn nhìn gần bình thường nhưng khi nhìn xa hơi mờ. Đa phần mọi người ít khi đeo kính ở mức độ này, tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân nên đeo mắt kính để hạn chế áp lực lên mắt và không làm tăng độ cận thị.
2. Cận thị vừa
Các mức độ cận thị vừa (trung bình): Từ -3.25 Diop đến -6.00 Diop
Khi phân loại cận thị, cấp độ vừa là giai đoạn mà nhiều người gặp phải nhất, và thường kèm theo loạn thị.
Bạn sẽ cảm thấy dấu hiệu cận thị rõ ràng nhất ở giai đoạn này. Hình ảnh mờ khi nhìn ở khoảng cách gần và những vật ở xa bạn hoàn toàn không thể nhìn thấy rõ.

3. Cận thị nặng
Các mức độ cận thị nặng: Từ -6.25 Diop – 10.00 Diop
Mắt của bạn đã bị tổn hại và bắt buộc phải sử dụng kính thuốc để bảo vệ mắt. Trong trường hợp này, sức khỏe mắt rất yếu khi tiếp xúc ánh sáng mạnh và nhức mỏi khi hoạt động thời gian dài.
Một chiếc mắt kính tốt và kèm theo một chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ là giải pháp phòng tránh phù hợp.
4. Cận thị cực đoan
Các mức độ cận thị cực đoan: Trên -10.25 Diop
Cực đoan là mức độ cao nhất. Thông thường, những người bị cận bẩm sinh dễ gặp giai đoạn này hoặc những người có bệnh liên quan đến mắt làm tăng nhanh độ cận thị.
Mắt bạn phải nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt. Tránh sử dụng sản phẩm kém chất lượng, thay vào đó sử dụng các loại tròng kính tốt có các lớp phủ chống tia UV, ánh sáng xanh, chói lóa hay đổi màu.
Giải mã nguyên nhân gây cận thị ở mọi độ tuổi
Không phải ai bị cận cũng vì lý do giống nhau. Có người do di truyền, người khác lại do thói quen sinh hoạt. Hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp kiểm soát cận thị hiệu quả hơn.
1. Di truyền
Theo nghiên cứu công bố trên Nature Genetics, nếu một phụ huynh bị cận, nguy cơ con mắc cận tăng gấp 2–3 lần. Con số này tăng lên đến 6 lần nếu cả hai phụ huynh đều bị cận.
Tuy nhiên, gen không phải là yếu tố quyết định tuyệt đối bạn bị cận thị, mà chỉ làm tăng khả năng mắc cận thị.
2. Thói quen sinh hoạt không khoa học
Sai tư thế và khoảng cách: Cúi quá sát sách vở, nằm đọc sách hoặc dùng điện thoại ở cự ly gần (dưới 30cm).
Không cho mắt nghỉ ngơi: Nhìn chằm chằm vào màn hình hoặc sách vở liên tục trong nhiều giờ.
3. Thời gian dùng thiết bị điện tử quá nhiều
Ánh sáng xanh từ các thiết bị số là nguyên nhân phổ biến gây mỏi mắt kỹ thuật số và làm tăng nguy cơ cận thị.
Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO). Với đặc tính bước sóng ngắn và năng lượng cao, ánh sáng xanh có thể xuyên qua các lớp lọc của mắt và ảnh hưởng trực tiếp đến võng mạc.

4. Thiếu ánh sáng khi học tập, làm việc
Học tập và làm việc trong môi trường thiếu sáng buộc mắt phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ, đồng tử phải giãn to hơn, làm tăng áp lực lên toàn bộ hệ thống thị giác.
Một nghiên cứu của Đại học Sydney đã chứng minh rằng, việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ngoài trời là một yếu tố nguy cơ lớn gây ra cận thị ở trẻ em.
Ánh sáng mặt trời kích thích giải phóng dopamine trong võng mạc, một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế sự phát triển dài ra của trục nhãn cầu – nguyên nhân chính của cận thị.
Chuyên gia chia sẻ 5 cách giúp ngăn độ cận tăng
Mặc dù không thể “chữa khỏi” hoàn toàn cận thị bằng các phương pháp tự nhiên, việc áp dụng một lối sống khoa học có thể giúp kiểm soát và làm chậm quá trình tăng độ một cách hiệu quả. Dưới đây là những lời khuyên từ các chuyên viên khúc xạ tại Kính Hải Triều.
1. Đeo kính đúng độ, đúng thời điểm
Đeo kính thấp hơn độ thật hoặc không đeo kính khi cần thiết sẽ buộc mắt phải điều tiết quá mức, gây mỏi mắt và có thể khiến độ cận tăng nhanh hơn.
Ngược lại, đeo kính đúng độ giúp mắt nhìn rõ nét mà không cần gắng sức, tạo điều kiện tốt nhất cho thị giác.
2. Tập luyện mắt và thể dục thường xuyên
Cũng giống như các cơ bắp khác trên cơ thể, cơ mắt cũng cần được “tập thể dục”. Một số bài tập đơn giản nhưng hiệu quả giúp cải thiện khả năng điều tiết và giảm mỏi mắt:
- Nhìn xa – nhìn gần: Luân phiên nhìn một vật ở gần (30cm) và xa (5–6m), mỗi lần 10–15 giây, lặp lại 10 lần
- Đảo mắt theo vòng tròn: Nhìn theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại, mỗi hướng 10 vòng
- Chớp mắt chậm – sâu: Kích thích tuyến lệ, giảm khô mắt do dùng thiết bị điện tử

3. Tăng cường ánh sáng tự nhiên và tư thế ngồi
Hãy đảm bảo góc học tập và làm việc luôn đủ sáng, ưu tiên ánh sáng tự nhiên. Ví dụ: bạn có thể đặt bàn học gần cửa sổ.
Giữ khoảng cách từ mắt đến sách vở hoặc màn hình máy tính khoảng 30-40cm và ngồi thẳng lưng để giảm áp lực lên mắt và cột sống.
4. Ăn uống bổ sung vitamin tốt cho mắt
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng có vai trò hỗ trợ sức khỏe mắt từ bên trong. Các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm:
- Vitamin A: Cần thiết cho sức khỏe võng mạc, có nhiều trong cà rốt, khoai lang, bí ngô.
- Lutein và Zeaxanthin: Là các chất chống oxy hóa mạnh, giúp lọc ánh sáng xanh, có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn.
- Omega-3: Giúp giảm khô mắt, có nhiều trong cá hồi, cá trích, quả óc chó.
- Vitamin C và E: Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào mắt, có trong cam, quýt, các loại hạt.
5. Khám mắt định kỳ
Đây là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để phát hiện sớm và kiểm soát các vấn đề về thị lực, đặc biệt là cận thị. Việc chủ động theo dõi sức khỏe mắt nên được thực hiện đều đặn ở cả người lớn và trẻ em.
Theo khuyến nghị của Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ (NEI):
- Người lớn nên khám mắt tổng quát ít nhất 1–2 năm một lần để kiểm soát các thay đổi về thị lực theo tuổi tác.
- Trẻ em cần được kiểm tra thị lực mỗi 6 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, nhằm phát hiện sớm tật khúc xạ và can thiệp kịp thời.
Cùng chuyên gia tháo gỡ mọi thắc mắc
Đừng để những hiểu lầm phổ biến khiến bạn chủ quan với thị lực. Dưới đây là giải đáp ngắn gọn, chính xác từ chuyên gia.
1. Độ cận thị có giảm được không?
Cận thị không thể tự giảm hoặc phục hồi hoàn toàn tự nhiên. Bởi đây là tật khúc xạ liên quan đến cấu trúc nhãn cầu đã bị kéo dài, khiến ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc.
2. Biến chứng của cận thị
Cận thị, đặc biệt từ -6.00 độ trở lên, không chỉ gây mờ mắt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bong võng mạc: Nguy cơ cao do võng mạc bị kéo căng – có thể gây mù nếu không xử lý kịp.
- Thoái hóa hoàng điểm: Làm mờ vùng nhìn trung tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
- Tăng nhãn áp (glôcôm): Gây tổn thương thần kinh thị giác, tiến triển âm thầm, khó phát hiện sớm.
- Đục thủy tinh thể sớm: Xuất hiện sớm hơn ở người cận nặng, gây mờ mắt toàn phần.
- Giảm chất lượng sống: Gây mỏi mắt, đau đầu, hạn chế học tập – làm việc, đặc biệt với người trẻ.
Kiểm tra thị lực miễn phí – Đặt lịch ngay tại Kính Hải Triều
Đừng xem việc đo mắt chỉ là tìm ra một con số. Tại Kính Hải Triều, chúng tôi xem đây là một buổi tư vấn sức khỏe thị lực toàn diện 1:1. Đây là cơ hội để bạn đối thoại trực tiếp với chuyên viên khúc xạ, người sẽ trở thành “bác sĩ riêng” cho đôi mắt của bạn.
Trải nghiệm quy trình đo mắt MIỄN PHÍ tại Kính Hải Triều, bạn sẽ nhận được gì?
- Trang thiết bị hiện đại: 100% thiết bị đo mắt nhập khẩu trực tiếp từ Nhật, Pháp như Nidek, Essilor trị giá hàng tỷ đồng. Máy móc tự động 100%.
- Quy trình đo thị lực 12 bước: Tiêu chuẩn quốc tế, do kỹ thuật viên tốt nghiệp Chính quy tại những trường Đại học Y khoa hàng đầu thực hiện.
- Tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia: Đội ngũ kỹ thuật viên khúc xạ giàu kinh nghiệm sẽ dành thời gian lắng nghe nhu cầu, thói quen sinh hoạt để tư vấn 1:1 giải pháp tròng kính tối ưu nhất, không chỉ đúng độ mà còn phù hợp hoàn hảo với lối sống và ngân sách của bạn.
Chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ đo mắt hoàn toàn miễn phí, với đội ngũ chuyên gia tận tâm và trang thiết bị hiện đại. Dù bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về thị lực đừng ngần ngại đến với Kính Hải Triều. Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe, giải đáp mọi thắc mắc và đưa ra những lời khuyên chuyên môn để bạn có được đôi mắt khỏe mạnh và thoải mái nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tròng kính chiết suất cao là gì? Lợi ích, cách chọn phù hợp
Mức độ cận nhẹ nhất là bao nhiêu độ? Dấu hiệu, cách chăm sóc
Váng phủ (Lớp phủ) tròng kính là gì, tác dụng gì, mấy loại?
Chiết suất tròng kính là gì? Lợi ích và cách chọn phù hợp
Tròng kính là gì? Có bao nhiêu loại và cách chọn tròng kính
15+ các loại tròng kính tốt nhất hiện nay và giá bán 2025
6+ bài kiểm tra mắt bạn cần biết: Cách đo, hướng dẫn, lưu ý
3 Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không? Hướng dẫn từ chuyên gia
THẢO LUẬN