Kính mắt là hình thức điều chỉnh thị lực phổ biến dành cho bệnh nhân ở mọi độ tuổi. Dù cùng chung một mục đích nhưng về thiết kế, mỗi loại kính sẽ khác nhau. Vậy làm sao để phân biệt chúng? Hãy cùng tham khảo tất tần tật cách phân biệt mắt kính thật giả, chính hãng ngay trong bài viết này.
Toàn tập cách phân biệt mắt kính theo tật khúc xạ
Cách phân biệt mắt kính thật giả dựa trên tật khúc xạ không quá khó. Chỉ cần bạn hiểu về các loại tật khúc xạ cũng như cấu tạo của tròng kính, bạn sẽ dễ dàng nhận biết mắt kính thật và phù hợp với mình.
Nếu để ý, một tròng kính thường, chưa có độ, tầm nhìn sẽ không khác biệt so với lúc chưa đeo kính. Tuy nhiên, nếu một tròng có độ ứng với từng tật khúc xạ thì tầm nhìn sẽ khác.
Hướng dẫn chọn kính phù hợp:
Chọn kính phù hợp với khuôn mặt theo góc mặt, màu da, tuổi
Kích thước mắt kính: Cách đo, chọn size kính hợp gương mặt
1. Cách phân biệt kính cận và kính thường
Kính cận là loại kính dành cho người bị cận thị (nhìn xa mờ). Loại kính này thường có dạng lõm (cong vào trong). Kính thuốc dành cho người cận sử dụng thấu kính phân kỳ (tâm mỏng, viền dày) giúp mắt tập trung và nhìn rõ các vật ở xa.
Vì tâm mỏng, viền dày nên kính cận sẽ làm cho mắt người đeo trông nhỏ hơn. Nhìn vào mắt người có tật khúc xạ, bạn sẽ dễ dàng phát hiện điều này. Vậy đối với người bị viễn, loạn, lão thị thì sao? Hãy cùng đọc tiếp.
2. Cách phân biệt kính viễn thị và kính thường
Kính viễn là loại kính dành cho người bị viễn thị (nhìn gần không thấy, nhìn xa mỏi). Loại kính này thường có dạng lồi (cong ra ngoài). Kính thuốc dành cho người viễn thị sử dụng thấu kính hội tụ (tâm dày, viền mỏng) khiến mắt người có thể nhìn rõ các vật ở gần.
Khác với kính cận, thấu kính viễn thị lớn hơn ở trung tâm và hẹp hơn ở góc cạnh nhằm mục đích phóng to các vật thể. Độ phóng đại của kính càng lớn, thì vật thể nhìn càng rõ. Cách phân biệt mắt kính dễ nhất trong trường hợp này là nhìn một người đeo kính viễn thị, bạn sẽ thấy mắt họ trông to hơn.
3. Cách phân biệt kính lão thị và kính thường
Kính lão là loại kính dành cho người bị lão thị (nhìn xa gần đều khó khăn). Tuy nhiên, với khách hàng bị lão thị, sẽ có 2 trường hợp (Xem thêm: kính lão thị đeo loại nào?):
– Nếu độ cận của mắt khách lớn hơn độ lão thì tròng kính sẽ sử dụng tròng kính cận => tròng kính phân kỳ
– Nếu độ lão có thêm độ viễn, khách hàng sẽ dùng tròng viễn => tròng kính hội tụ.
Trường hợp khách hàng dùng kính đa tròng, có nhiều vùng nhìn thì sẽ rất dễ phân biệt. Vì vậy, sẽ rất dễ khi bạn học cách phân biệt kính cận và kính lão khi nhìn vào vùng nhìn của tròng kính:
– Kính cận chỉ có một vùng nhìn xa.
– Kính lão sẽ có nhiều vùng nhìn (trên, dưới và trung gian).
Toàn tập cách phân biệt mắt kính theo chức năng
Cách phân biệt mắt kính thật giả dựa trên chức năng cũng là chủ đề được nhiều người tìm kiếm. Chi phí trả ra cho một cặp tròng kính xịn không phải rẻ, vậy làm sao để bạn biết được đây là sản phẩm chất lượng?
Nếu không muốn lãng phí tiền, hãy thử nghiệm một số cách kiểm tra sau
1. Cách nhận biết mắt kính chống ánh sáng xanh
Cách 1: Cách nhận biết mắt kính chống ánh sáng xanh bằng biểu đồ màu RGB
Một cách chắc chắn hơn để xem kính ánh sáng xanh của bạn có đang hoạt động tốt hay không chính là sử dụng biểu đồ vòng tròn RGB (hay còn gọi là thử nghiệm Đỏ, Xanh lục, Xanh lam)
Đầu tiên, hãy đeo mắt kính ánh sáng xanh và nhìn vào biểu đồ
Kết quả: Kính đang lọc ánh sáng xanh thì phần B sẽ có màu đen, phần G sẽ tối hơn, phần G màu xanh lá cây sẽ càng ít sáng. Nếu bạn thấy được kết quả này thì chúc mừng bạn, vì bạn đang sở hữu một cặp tròng kính ánh sáng xanh chất lượng.
Cách 3: Cách nhận biết mắt kính chống ánh sáng xanh bằng bút thử chuyên dụng
Đặt một tờ giấy trắng lên mặt phẳng, đặt thẳng song song với mặt phẳng đó. Lưu ý 2 vật thể cần cách xa một khoảng nhỏ, chứ không chồng lên nhau.
Sử dụng bút thử chiếu ánh sáng xanh lên tròng kính. Nếu ánh sáng đi qua lớp kính và để lại màu sắc trên tờ giấy, thì đây là loại tròng không có chức năng lọc ánh sáng xanh.
2. Cách nhận biết mắt kính chống tia UV
Cách 1: Cách phân biệt kính chống tia UV qua nhãn mác
Nhãn mác là nơi đầu tiên bạn nhìn thấy thông số này. Hãy tìm ký tự UV400 trên nhãn mác sản phẩm, nếu có tức là chúng có mức độ bảo vệ mắt trước tia cực tím có hại.
Cách 2: Cách phân biệt kính chống tia UV dưới ánh sáng đèn
Phương pháp này phù hợp với người đeo kính mát. Nếu tròng kính mát vẫn tối sau khi đặt dưới ánh sáng đèn, thì xin chúc mừng. Vì bạn đã tìm thấy một mẫu kính mát có khả năng chống tia UV hiệu quả. Còn ngược lại, nếu chúng phát sáng, thì bạn đang lãng phí tiền vào chiếc kính này rồi.
Cách 3: Cách phân biệt kính chống tia UV bằng cảm nhận
Khi đeo kính mát hoặc tròng kính có chức năng chống tia UV ra ngoài, hãy đưa mắt nhìn về ánh sáng, nếu đôi mắt bạn cảm nhận được độ chói lóa, không thoải mái thì có thể đây là chiếc kính kém chất lượng.
Toàn tập cách phân biệt mắt kính thật giả chính hãng
Cách phân biệt mắt kính thật và giả theo hãng sẽ dễ khi dựa vào dấu khắc hay logo độc quyền của mỗi thương hiệu. Có nhiều yếu tố giúp bạn nhận biết hàng chính hãng như sau:
1. Cách phân biệt tròng kính chính hãng
Cách nhận biết mắt kính thật giả dựa vào tròng cũng không quá khó. Những cặp tròng kính trong suốt tưởng chừng như không thể phân biệt, thật ra lại có cách.
Để phân biệt sản phẩm của mình so với các thương hiệu khác, các nhà sản xuất đã khắc logo của mình trên tròng kính. Vì không có vị trí khắc cố định nên sẽ rất khó để thấy. Một số thương hiệu khắc nổi logo bằng công nghệ laser sẽ rất dễ để thấy dấu khắc này, trong đó nổi bật phải kể đến Zeiss.
2. Cách phân biệt gọng kính chính hãng
Các yếu tố giúp bạn phân biệt kính mắt hàng hiệu một cách tốt hơn.
Giá bán: Nếu sản phẩm được bán ra với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với giá của hãng thì có lẽ đây là một mẫu kính giá. Nếu bạn để ý, các chương trình sale thương hiệu thì giá cũng không giảm đáng kể như vậy.
Vật liệu: Gọng kính làm từ vật liệu rẻ tiền thường dễ trầy xước, bị đục hoặc ngả xanh do bị oxi hóa bởi mồ hôi. Kính mát được làm từ vật liệu cao sẽ đảm bảo chất lượng tốt sau thời gian dài sử dụng.
Logo: Mỗi thương hiệu đều có biểu tượng logo cá nhân. Dấu khắc logo luôn được in nổi hoặc chìm trên các mẫu gọng. Hãy cẩn thận vì công nghệ làm giả logo ngày càng tinh vi.
Mã code sản phẩm: Mỗi sản phẩm sẽ có mã code riêng. Điều này không chỉ giúp nhà sản xuất phân biệt loại hàng hóa mà còn giúp khách hàng biết được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Việc của bạn chỉ cần quét và kiểm tra thông tin mẫu kính đang muốn mua.
Hãy tự tin khi mua mắt kính hàng hiệu chính hãng tại Kính hải Triều
Kính Hải Triều là đại lý ủy quyền chính hãng uy tín của hơn 20 thương hiệu mắt kính nổi tiếng lớn tại Việt Nam. Trong đó, phải kể tên các hãng lớn như mắt kính RayBan, Gucci, Dior, Burberry, Chopard, Cartier, Versace, Montblanc, Police, Exfash, Parim,…
Xem ngay: Chứng nhận đại lý chính hãng của Kính Hải Triều
Tất cả các sản phẩm đang kinh doanh tại showroom luôn minh bạch từ nguồn gốc đến chứng nhận ủy quyền, đảm bảo:
– Chính hãng 100%, phát hiện giả, đền gấp 10.
– Cam kết quyền lợi bảo hành theo quy định của hãng.
– Toàn bộ sản phẩm được kiểm duyệt thủ công kỹ lưỡng trước khi đến tay khách hàng.
Không chỉ, các thương hiệu mắt kính mà cả các nhà sản xuất tròng kính lớn trên thị trường cũng là đối tác của Kính Hải Triều. Phải kể đến như Rodenstock, TOG, Essilor, Zeiss, Hoya, Levalens,…
Các nhân viên tại Hải Triều sẽ nhiệt tình hỗ trợ bạn trong việc hướng dẫn cách phân biệt mắt kính hàng hiệu chính hãng. Nên bạn hoàn toàn có thể an tâm với chất lượng sản phẩm khi mua hàng tại Kính Hải Triều.
Nguồn tham khảo:
1.Wiki How: https://www.wikihow.com/Tell-if-Glasses-Block-Blue-Light
2. All About Vision: https://www.allaboutvision.com/sunglasses/how-to-tell-if-have-uv-protection
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN