Viễn thị bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viễn thị bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khoảng 21% trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi bị ảnh hưởng bởi tật viễn thị bẩm sinh, dẫn đến khó tập trung ở trường, các vấn đề về hành vi và thậm chí là nhiều bệnh lý về mắt khác.

MỤC LỤC

› Kiến thức tổng quát về viễn thị bẩm sinh từ chuyên gia

1. Viễn thị bẩm sinh là gì?

2. Các loại viễn thị bẩm sinh thường gặp

3. Nguyên nhân gây viễn thị bẩm sinh

› 5 triệu chứng giúp phát hiện sớm tật viễn thị ở trẻ

› Giải đáp: Trẻ bị viễn thị bẩm sinh có chữa được không?

Kiến thức tổng quát về viễn thị bẩm sinh từ chuyên gia

Nắm các kiến thức về viễn thị bẩm sinh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ thị lực cho trẻ.

1. Viễn thị bẩm sinh là gì?

Viễn thị bẩm sinh là tình trạng trẻ mắc tật khúc xạ viễn thị ngay từ khi chào đời, chủ yếu do yếu tố di truyền. Tình trạng này xảy ra do trục nhãn cầu của mắt ngắn hơn bình thường, khiến ánh sáng hội tụ tại một điểm nằm sau thay vì chính xác trên võng mạc. Kết quả là trẻ chỉ nhìn rõ các vật ở xa, trong khi những vật ở gần trở nên mờ nhòe, không rõ ràng.

Kiểm tra thị lực cho trẻ với quy trình đo mắt cá nhân hoá chuẩn quốc tế tại Kính Hải Triều

YouTube video
Chuyện gì đang xảy ra với đôi mắt trẻ?

2. Các loại viễn thị bẩm sinh thường gặp

Viễn thị bẩm sinh ở trẻ em có thể phân loại dựa trên đặc điểm và cấu trúc như sau:

  • Viễn thị trục: Đây là loại viễn thị phổ biến nhất, xảy ra do chiều dài trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường.
  • Viễn thị do độ cong: Xuất phát từ việc giác mạc hoặc thủy tinh thể của trẻ bị dẹt hơn so với cấu trúc thông thường, làm giảm khả năng khúc xạ ánh sáng. Đây là một dạng viễn thị ít phổ biến hơn nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Viễn thị do thủy tinh thể bất thường: Một số trẻ em khi sinh ra đã gặp tình trạng thuỷ tinh thể nằm ở vị trí bất thường hoặc không có thủy tinh thể. Đây là một dạng viễn thị nặng, thường đi kèm với các bệnh lý mắt nghiêm trọng khác như đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc các bất thường trong cấu trúc nhãn cầu.
Viễn thị trục xảy ra do chiều dài trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường
Viễn thị bẩm sinh là do chiều dài trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường

3. Nguyên nhân gây viễn thị bẩm sinh

Trẻ sơ sinh mới ra đời sẽ có trục nhãn cầu khá ngắn nên đa số đều bị viễn thị. Trong quá trình lớn lên, cấu trúc mắt sẽ hoàn thiện dần, nhờ đó mức độ viễn thị cũng giảm và hết theo thời gian. Tuy nhiên, có một số lý do khiến mắt trẻ không phát triển hoặc phát triển chậm, dẫn đến viễn thị vĩnh viễn:

  • Di truyền: Các gen liên quan đến cấu trúc và sự phát triển của mắt có thể được truyền lại. Vì vậy, nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc viễn thị thì khả năng trẻ bị viễn thị bẩm sinh là khá cao. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tật khúc xạ này.
  • Rối loạn trong quá trình phát triển bào thai: Môi trường thai nhi không thuận lợi như nhiễm virus hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, có thể gây rối loạn sự hình thành giác mạc và thủy tinh thể.
  • Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng: Trẻ không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin A (trứng sữa, cà rốt, bí đỏ), C (cam, quýt, bông cải xanh, ớt chuông), E (dầu hướng dương, dầu đậu nành, cải bó xôi, cải xoăn), kẽm (hải sản, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt) và axit folic (cam, bơ, đậu xanh, đậu lăng) trong chế độ ăn có thể khiến cấu trúc và chức năng của mắt không hoàn thiện, dẫn đến viễn thị bẩm sinh.
Cha mẹ viễn thị thì khả năng trẻ viễn thị bẩm sinh là rất cao
Nguyên nhân gây viễn thị bẩm sinh là do di truyền

5 triệu chứng giúp phát hiện sớm tật viễn thị ở trẻ

Trẻ nhỏ thường chưa thể diễn đạt rõ ràng về tình trạng của mình, nên việc nhận biết sớm các dấu hiệu viễn thị từ cha mẹ là rất quan trọng. Sau đây là 5 triệu chứng phổ biến mà phụ huynh nên lưu ý:

  • Thường xuyên nheo mắt, dụi mắt khi quan sát các vật ở gần.
  • Dễ mất tập trung và khó ngồi học lâu.
  • Trẻ hay than đau đầu, đau mắt.
  • Thường ngồi cách xa khi xem TV, đọc sách,…
  • Hai bên lòng đen có xu hướng quay vào trong (lé trong).

Giải đáp: Trẻ bị viễn thị bẩm sinh có chữa được không?

Viễn thị bẩm sinh hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể khắc phục bằng một số phương pháp sau:

  • Sử dụng kính gọng: Đây là phương pháp phổ biến và an toàn nhất để cải thiện tình trạng viễn thị bẩm sinh ở trẻ. Kính gọng sử dụng tròng kính hội tụ (convex lenses), giúp điều chỉnh ánh sáng hội tụ đúng vào võng mạc và cải thiện khả năng nhìn gần.
  • Sử dụng kính áp tròng: Đeo trực tiếp lên mắt, giúp ánh sáng hội tụ chính xác vào võng mạc. Đây là lựa chọn thay thế kính gọng, giúp cải thiện thị lực mà không gây vướng víu và ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ.
  • Phẫu thuật khúc xạ: Sử dụng tia laser để điều chỉnh hình dạng giác mạc hoặc thay thế thuỷ tinh thể của mắt, giúp đưa cấu trúc mắt về tình trạng bình thường. Phương pháp này có hiệu quả lớn và lâu dài, tuy nhiên chỉ phù hợp với trẻ đủ 18 tuổi trở lên và có độ khúc xạ ổn định.

Xem thêm: Viễn thị có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả tại nhà

Kính hội tụ giúp điều chỉnh ánh sáng hội tụ đúng vào võng mạc
Sử dụng kính hội tụ là cách chữa viễn thị bẩm sinh hiệu quả

Trên đây là giải đáp chi tiết về viễn thị bẩm sinh là gì cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục của tật khúc xạ này. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và điều trị các tật khúc xạ cho trẻ để bảo vệ sức khoẻ mắt lâu dài.

Xem thêm về kiến thức thị giác:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *