Viễn thị bao nhiêu độ là nặng? Biến chứng nguy hiểm cần biết

Viễn thị bao nhiêu độ là nặng? Biến chứng nguy hiểm cần biết

Ngoài gây khó khăn khi nhìn gần, độ viễn thị cao còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt. Vậy viễn thị bao nhiêu độ là nặng và có thể dẫn đến những biến chứng gì?

MỤC LỤC

› Giải đáp từ chuyên gia: Viễn thị bao nhiêu độ là nặng?

1. Độ viễn thị là gì? Cách tính độ viễn thị

2. Các mức độ viễn thị

› 3 biến chứng nguy hiểm do độ viễn thị cao gây nên

1. Lác mắt (Strabismus)

2. Nhược thị (Amblyopia)

3. Tăng nhãn áp (Glaucoma)

Giải đáp từ chuyên gia: Viễn thị bao nhiêu độ là nặng?

Viễn thị từ 5 độ trở lên sẽ được coi là nặng. Khi đó, mắt phải làm việc rất nhiều để cố gắng nhìn rõ các vật ở gần, gây căng thẳng và dẫn đến nhiều vấn đề như mỏi mắt, nhức đầu, khó chịu. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, sau đây là một vài thông tin về độ viễn thị mà bạn cần nắm:

1. Độ viễn thị là gì? Cách tính độ viễn thị

Độ viễn thị là thước đo mức độ khó khăn mà mắt gặp phải khi nhìn các vật ở gần, được biểu thị bằng diop (+D). Để xác định chính xác độ viễn thị, bạn nên đến các cơ sở uy tín để đo mắt bằng thiết bị chuyên dụng. Hoặc nếu không có thời gian, bạn cũng có thể thử các bài kiểm tra mắt đơn giản tại nhà, tuy nhiên kết quả này chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được sự tư vấn từ chuyên gia.

YouTube video
Cách xác định viễn thị các mức độ tại nhà

2. Các mức độ viễn thị

Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, độ viễn thị được chia thành 3 mức như sau:

  • Viễn thị nhẹ: Từ 0.25 đến 2 độ.
  • Viễn thị trung bình: Từ 2.25 đến 5 độ.
  • Viễn thị nặng (cực độ): Từ 5.25 độ trở lên.

Việc xác định đúng mức độ viễn thị rất quan trọng để chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp và bảo vệ sức khoẻ mắt lâu dài.

3 biến chứng nguy hiểm do độ viễn thị cao gây nên

Sau khi biết viễn thị bao nhiêu độ là nặng, dưới đây là những biến chứng nghiêm trọng thường gặp mà bạn cần lưu ý:

1. Lác mắt (Strabismus)

Viễn thị nặng khiến mắt phải điều tiết liên tục để tập trung nhìn rõ, gây căng thẳng lên cơ mắt. Theo thời gian, một trong hai mắt sẽ mất khả năng duy trì hướng nhìn song song và dẫn đến lác – tình trạng hai mắt bị lệch hoặc không cùng hướng khi nhìn vào một vật.

Điều này thường xảy ra ở trẻ em, vì hệ thống thị giác vẫn đang trong quá trình phát triển và dễ bị ảnh hưởng bởi các tật khúc xạ. Nếu không được điều trị kịp thời, lác mắt có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như nhược thị, ảnh hưởng đến khả năng nhìn lâu dài của trẻ.

Viễn thị nặng dễ gây lác mắt ở trẻ em
Viễn thị các mức độ nặng có thể gây lác mắt, đặc biệt ở trẻ em

2. Nhược thị (Amblyopia)

Viễn thị, đặc biệt là khi lệch độ giữa hai mắt, sẽ làm cho hình ảnh thu được bị mờ nhoè và không rõ ràng. Dần dần, não sẽ “bỏ qua” tín hiệu từ mắt yếu hơn và ưu tiên sử dụng mắt còn lại, khiến mắt yếu không được kích thích đầy đủ để phát triển và dẫn đến nhược thị. Đây là tình trạng suy giảm thị lực không thể cải thiện bằng cách đeo kính gọng hay kính áp tròng, và đặc biệt rất thường gặp ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.

YouTube video
Cảnh báo nguy cơ nhược thị khi không đeo kính đúng cách

3. Tăng nhãn áp (Glaucoma)

Viễn thị nặng có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp – một vấn đề nguy hiểm xảy ra do áp lực trong mắt tăng lên, làm tổn thương dây thần kinh thị giác và ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mù lòa không thể phục hồi trên thế giới.

Tăng nhãn áp thường diễn biến âm thầm mà không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Vì vậy, cần kiểm tra mắt thường xuyên, đặc biệt là những người mắc viễn thị nặng để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Tăng nhãn áp sẽ dần dẫn đến mù loà nếu không được điều trị
Diễn biến bệnh tăng nhãn áp do viễn thị các mức độ nặng gây ra

Khám phá: Mổ mắt viễn thị bao nhiêu tiền? Review bảng giá từ A tới Z

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi viễn thị bao nhiêu độ là nặng và những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Hãy chú ý chăm sóc mắt đúng cách và kiểm tra định kỳ thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ mắt lâu dài nhé.

Xem thêm các kiến thức thị giác về viễn thị:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *