Viễn thị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị từ A tới Z

13 1

Viễn thị là một trong ba tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ em. Tuy ít gặp hơn loạn và cận, nhưng viễn thị ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

MỤC LỤC

› Không chỉ ở người cao tuổi, viễn thị ở trẻ em cũng có thể xuất hiện

1. Viễn thị ở trẻ em là gì?

2. Các loại viễn thị ở trẻ em cha mẹ cần biết

3. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viễn thị

› Chú ý ngay 3 nguyên nhân khiến trẻ em bị viễn thị dễ dàng

1. Gen di truyền bẩm sinh

2. Chấn thương, va đập ở vùng mắt

3. Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không lành mạnh

› Góc hỏi đáp: Trẻ bị viễn thị có chữa được không?

Không chỉ ở người cao tuổi, viễn thị ở trẻ em cũng có thể xuất hiện

Viễn thị được hiểu là tật khúc xạ mà điểm hội tụ ánh sáng nằm phía sau võng mạc, khiến cho mắt chỉ nhìn rõ khi vật ở xa (ít nhất 6 mét hoặc gần 20 bước), nhìn gần thì mờ. Đây là hiện tượng khúc xạ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ người trưởng thành đến trẻ em.

1. Viễn thị ở trẻ em là gì?

Như đã nói, viễn thị ở trẻ em là trẻ chỉ nhìn rõ khi vật nằm xa, vật nằm gần lại không nhìn rõ được. Thông thường, muốn nhìn rõ thì hình ảnh của vật đó phải được hội tụ ngay tại điểm vàng của võng mạc. 

Do đó, trẻ bị viễn thị phải luôn điều tiết mắt, để thủy tinh thể tăng độ hội tụ đưa ảnh của vật về nằm đúng trên võng mạc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mắt của trẻ rất dễ bị mỏi.

Điểm hội tụ ánh sáng nằm xa võng mạc là nguyên nhân gây ra viễn thị ở trẻ em
Điểm hội tụ ánh sáng của tật viễn thị ở trẻ em nằm ở phía sau võng mạc

2. Các loại viễn thị ở trẻ em cha mẹ cần biết

Trẻ em bị viễn thị được chia làm hai dạng như sau: 

– Viễn thị khúc xạ xảy ra khi giác mạc phẳng hơn bình thường khiến cho ánh sáng truyền vào mắt không bẻ cong đủ. Kết quả là điểm hội tụ ánh sáng rơi phía sau võng mạc, gây mờ khi nhìn gần.

Ở viễn thị khúc xạ, giác mạc của trẻ phẳng hơn bình thường
Ở viễn thị khúc xạ, giác mạc của trẻ phẳng hơn bình thường

– Viễn thị trục xuất phát từ việc nhãn cầu trong mắt quá ngắn và dẫn đến khoảng cách từ nhãn cầu tới võng mạc sẽ ngắn theo, khiến cho ánh sáng không kịp hội tụ phía trên mà rơi vào phía sau võng mạc.

3. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viễn thị

Để sớm kịp thời phát hiện và điều trị viễn thị cho trẻ, bố mẹ lưu ý xem con có mắc phải các biểu hiện như sau hay không:

– Con hay bị mỏi mắt, nhức đầu sau khi đọc chữ hoặc nhìn ảnh ở cự ly gần.

– Những vật ở xa thì bé lại thấy rất rõ, ở gần thì mờ và suy giảm thị lực đáng kể.

– Khả năng tập trung của trẻ giảm đáng kể, không thể chú tâm vào học tập/làm việc quá 20 phút.

– Trẻ hay có thói quen nheo mắt, hay bị ngứa và rát mắt.

Chú ý ngay 3 nguyên nhân khiến trẻ em bị viễn thị dễ dàng

Nếu như trẻ có các triệu chứng như trên, rất có khả năng cao mắt đang có tật khúc xạ viễn thị. Thông thường trẻ em bị tật viễn thị được cho rằng có 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:

1. Gen di truyền bẩm sinh

Viễn thị bẩm sinh là khi trẻ vừa ra đời thì mắt đã có tật khúc xạ viễn thị. Điều này được lý giải là do di truyền từ bố/mẹ, nếu một trong 2 người bị viễn thị thì trẻ sinh ra cũng có tật viễn thị. 

Nhưng các bác sĩ cũng chỉ ra rằng có thể là do mới sinh, mắt trẻ còn nhỏ dẫn đến nhãn cầu ngắn, kết quả là trẻ bị viễn thị bẩm sinh. Khi lớn lên, nhãn cầu phát triển thì độ viễn sẽ giảm dần và hết hẳn.

2. Chấn thương, va đập ở vùng mắt

Một số chấn thương như tăng áp lực nội nhãn hoặc tổn thương dây chằng Zinn (dây chằng giúp thủy tinh thể ở đúng vị trí) làm biến dạng cấu trục nhãn cầu, khiến cho nó bị ép lại. Điều này gây ra trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và sinh ra tật viễn thị.

Dây chằng Zinn trong cấu trúc mắt - một trong những nguyên nhân gây viễn thị
Dây chằng Zinn trong cấu trúc mắt – một trong những nguyên nhân gây viễn thị

3. Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Viễn thị ở trẻ em là dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu các nhóm vitamin A, B12, C, Kẽm và Magie,…cần thiết cho sự phát triển của mắt trẻ khiến trục nhãn cầu, lực khúc xạ không tăng lên gây viễn thị.

Ngoài ra, viễn thị ở trẻ em có thể do không giữ đúng khoảng cách, mắt trẻ phải điều tiết nhiều, thường xuyên để nhìn rõ các vật ở xa khiến thể thủy tinh bị lão hóa nhanh và mất đi tính đàn hồi.

Góc hỏi đáp: Trẻ bị viễn thị có chữa được không?

Hiện nay, chưa có biện pháp nào khác có thể chữa trị dứt điểm tật khúc xạ viễn thị ngoại trừ mổ viễn thị hoặc bắn tia laser. Tuy nhiên những biện pháp đều đòi hỏi bệnh nhân phải trên 18 tuổi, do đó không thể áp dụng cho trẻ em. 

Để điều trị tật viễn thị ở trẻ em, chỉ có thể áp dụng đeo kính viễn và khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời bố mẹ có thể kết hợp thêm các bài tập luyện mắt và chế độ dinh dưỡng để làm chậm quá trình tăng độ viễn của con.

Viễn thị tuy là tật khúc xạ phức tạp nhưng có thể điều trị được. Làm chậm quá trình tăng độ viễn và duy trì thị lực cho trẻ là điều kiện quan trọng để con có thể thực hiện mổ viễn. Do đó hãy thường xuyên chú ý biểu hiện của con để sớm phát hiện các tật khúc xạ sớm nhất.

Xem thêm các thuật ngữ và kiến thức thị giác: 

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *