Viễn loạn thị ở trẻ em là tật khúc xạ phát triển từ rất sớm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thị giác của trẻ. Vì vậy phụ huynh cần chú ý để phát hiện và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời.
MỤC LỤC › Tìm hiểu về viễn loạn thị bẩm sinh ở trẻ em 1. Viễn loạn thị ở trẻ em là gì? 2. Các loại viễn loạn thị thường gặp 3. Nguyên nhân gây loạn viễn thị ở trẻ em |
Tìm hiểu về viễn loạn thị bẩm sinh ở trẻ em
Viễn loạn thị có thể bị ngay khi vừa sinh ra, dẫn đến nhiều trẻ không nhận biết được vấn đề thị lực của mình. Do đó, việc hiểu rõ các thông tin về viễn loạn thị ở trẻ em sẽ giúp phụ huynh có biện pháp can thiệp kịp thời và bảo vệ sức khỏe mắt cho con.
Kiểm tra thị lực cho trẻ với quy trình đo mắt cá nhân hoá chuẩn quốc tế tại Kính Hải Triều
1. Viễn loạn thị ở trẻ em là gì?
Viễn loạn thị ở trẻ em là tình trạng bé bị đồng thời cả hai tật khúc xạ là viễn thị và loạn thị. Tật viễn thị khiến trẻ gặp khó khăn khi nhìn gần, trong khi loạn thị làm cho hình ảnh trở nên mờ nhòe cả ở khoảng cách gần và xa.
2. Các loại viễn loạn thị thường gặp
Loạn viễn thị ở trẻ em được chia thành 2 loại phổ biến:
- Loạn viễn thị đơn thuần: Xảy ra khi một tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc (điểm giúp mắt nhìn rõ), trong khi tia sáng còn lại hội tụ ở một điểm ảo phía sau võng mạc. Người mắc viễn loạn thị đơn thuần thường gặp khó khăn khi nhìn gần, nhưng khả năng nhìn xa vẫn tương đối rõ ràng.
- Loạn viễn thị phức hợp: Xảy ra khi cả hai tia sáng đều hội tụ ở phía sau võng mạc, nhưng ở hai vị trí ảo khác nhau. Từ đó khiến tầm nhìn bị mờ nhoè ở cả khoảng cách gần lẫn xa.
3. Nguyên nhân gây loạn viễn thị ở trẻ em
Bản chất của tật viễn loạn thị ở trẻ em chủ yếu do giác mạc bị biến dạng, không cong đều hoặc trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Điều này khiến ánh sáng đi vào mắt không hội tụ đúng trên võng mạc mà lại rơi vào nhiều điểm khác nhau ở phía sau. Kết quả là trẻ gặp tình trạng mờ, nhòe, mất nét khi quan sát các vật xung quanh.
Có một số nguyên nhân dẫn đến sự biến dạng này:
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người thân, đặc biệt là bố mẹ, từng mắc các tật khúc xạ như viễn thị, loạn thị hoặc các vấn đề thị giác khác thì trẻ sẽ có nguy cơ cao bị viễn loạn thị bẩm sinh.
- Sinh non hoặc thiếu cân: Những trẻ sinh trước 37 tuần hoặc có cân nặng dưới 2,5kg thường dễ gặp các bất thường trong quá trình phát triển mắt, từ đó làm tăng nguy cơ viễn loạn thị.
- Chấn thương mắt: Những va chạm hoặc tổn thương ở mắt trong quá trình vui chơi hoặc sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến hình dạng giác mạc và gây viễn loạn thị.
- Biến chứng sau phẫu thuật mắt: Một số thủ thuật điều trị bệnh lý về mắt ở trẻ cũng có thể gây biến dạng giác mạc, từ đó dẫn đến tình trạng viễn loạn thị.
4. Các ảnh hưởng nghiêm trọng
Trẻ em bị viễn loạn thị nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng thị giác nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sự phát triển sau này.
- Nhược thị: Mắt viễn loạn thị sẽ chỉ nhìn thấy những hình ảnh mờ nhoè, khiến tín hiệu truyền đến não bị yếu và không rõ ràng. Dần dần, não bộ sẽ “bỏ qua” thông tin từ mắt này, làm mắt suy giảm chức năng và rơi vào tình trạng “lười hoạt động”, ngay cả khi đeo kính vẫn không thể nhìn rõ. Nếu không điều trị sớm trước 7 tuổi, trẻ có thể phải sống chung với tình trạng này suốt đời.
- Lác mắt: Tình trạng viễn loạn thị khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ hình ảnh, dẫn đến cơ mắt hoạt động không đồng bộ và gây mất cân bằng trục mắt. Lác mắt có thể xuất hiện ở dạng lác trong hoặc lác ngoài, ảnh hưởng đến khả năng thị lực và tâm lý tự ti ở trẻ.
- Mù lòa vĩnh viễn: Nhược thị và lác mắt nếu không điều trị kịp thời sẽ đe dọa nghiêm trọng đến khả năng thị lực của trẻ, thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Biểu hiện của viễn loạn thị ở trẻ em
Trẻ em bị viễn loạn thị sẽ gặp cùng lúc dấu hiệu của cả hai tật khúc xạ, điển hình như:
- Hình ảnh bị mờ, nhòe ở mọi khoảng cách từ gần đến xa.
- Thường xuyên đau đầu, nhức mỏi mắt.
- Xuất hiện tình trạng song thị – thấy 2 hình ảnh của cùng một vật.
- Tầm nhìn đôi, quan sát một vật có thể thấy hai đến ba bóng mờ.
Tuy nhiên, với trẻ quá nhỏ đôi khi không biết hoặc không để ý đến những bất thường trong tầm nhìn để diễn tả cho người lớn. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát kỹ hành động và biểu hiện của con trong cuộc sống hằng ngày để sớm phát hiện các bất thường như:
- Thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu hoặc che một bên mắt để nhìn rõ hơn.
- Dụi mắt liên tục, đặc biệt sau khi nhìn lâu hoặc tập trung quan sát.
- Thích ngồi gần tivi hoặc đưa sách rất sát mắt khi đọc.
- Có tình trạng chảy nước mắt không kiểm soát khi gặp ánh sáng mạnh.
- Mắt trẻ có tình trạng lác.
Giải đáp: Tật viễn loạn thị ở trẻ em có chữa được không?
Viễn loạn thị ở trẻ em hiện nay chưa có cách nào chữa dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên có thể khắc phục và kiểm soát hiệu quả thông qua một số biện pháp như:
- Đeo kính gọng: Đây là phương pháp phổ biến và an toàn nhất để cải thiện tình trạng viễn loạn thị ở trẻ. Với thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, kính gọng giúp trẻ nhìn rõ hơn trong các hoạt động hàng ngày, đồng thời có thể dễ dàng thay đổi độ kính theo sự phát triển của thị lực.
- Đeo kính áp tròng (Xem thêm: Kính áp tròng là gì): Đeo trực tiếp lên mắt để giúp ánh sáng hội tụ chính xác vào võng mạc. Kính áp tròng phù hợp với những trẻ không thích đeo kính gọng hoặc có nhu cầu cao về thẩm mỹ. Tuy nhiên, cần đảm bảo vệ sinh và bảo quản cẩn thận trong quá trình sử dụng để tránh các vấn đề về mắt.
- Đeo kính Ortho K (Xem thêm: Kính Ortho K là gì): Đây là loại kính áp tròng cứng, sử dụng vào ban đêm để định hình lại giác mạc và giúp trẻ nhìn rõ hơn vào ban ngày mà không cần đeo kính. Tuy nhiên, Ortho K yêu cầu việc sử dụng thường xuyên và kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, việc đưa trẻ đi đo khám mắt định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ cũng vô cùng quan trọng để theo dõi mức độ gia tăng của tật khúc xạ cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường khác, từ đó áp dụng kịp thời biện pháp khắc phục, điều trị.
Trên đây là tất tần tật kiến thức chi tiết về tật viễn loạn thị ở trẻ em. Hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm thông tin để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ mắt lâu dài cho trẻ.
Xem thêm các kiến thức thị giác liên quan:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viễn thị đeo kính gì? Cách chọn kính viễn thị phù hợp nhất
Kính viễn là thấu kính gì? Cấu tạo, nguyên lý và chức năng
Mắt kính viễn loại nào tốt? 5 lựa chọn phổ biến hiện nay
Viễn thị có cần đeo kính không? Mức độ thường xuyên và lưu ý
Mỏi điều tiết là gì? Nguyên nhân và những tiềm ẩn khó lường
Tròng kính CR39 – “Kẻ tạo nên lịch sử” của giới mắt kính
Đệm mũi Unobtainium: Át chủ bài của ông trùm mắt kính Oakley
Tầm nhìn ban đêm là gì? Vai trò và những yếu tố ảnh hưởng
THẢO LUẬN