Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không, nhìn bao xa?

Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không? Cách đeo đúng

Cận thị ở mức 1.5 độ được xem là khá nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy người cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không?

MỤC LỤC

Giải đáp: Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không?

› Cách đeo kính đúng không tăng độ cho người bị cận 1.5

1. Chọn kính đúng độ cận

2. Chọn kính phù hợp với gương mặt

3. Chọn kính có lớp phủ tính năng phù hợp

4. Đeo kính kết hợp với chăm sóc mắt

› Các loại kính phù hợp với người 1.5 độ

1. Kính gọng

2. Kính áp tròng ngày/đêm

› Lời kết

Giải đáp: Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, mắt cận 1.5 độ (hay cận 1.5 diop) không cần đeo kính quá thường xuyên. Bởi khả năng nhìn gần của mắt vẫn còn tốt, việc đeo kính chỉ cần thiết khi bạn cần nhìn xa, như khi lái xe, xem bảng hoặc làm việc với máy tính trong thời gian dài.

Đến ngay Kính Hải Triều để trải nghiệm quy trình đo mắt miễn phí và nhận lời khuyên từ chuyên gia thị giác.

YouTube video
Lời khuyên của chuyên gia về đeo kính cho người cận thị 1.5 độ

Đeo kính liên tục khi không cần thiết làm mắt mất đi khả năng điều tiết tự nhiên và phải phụ thuộc vào kính. Lâu dần sẽ làm mắt yếu hơn, dẫn đến nguy cơ tăng độ cận nhanh và nhiều vấn đề khác như mỏi mắt, khô mắt,…

Ngoài ra, người bị cận 1.5 độ cần sắp xếp thời gian đeo và tháo kính hợp lý. Theo nguyên tắc 20 – 20 – 20, sau mỗi 20 phút làm việc, bạn nên nhìn ra xa khoảng 20 feet (khoảng 6 mét) trong ít nhất 20 giây. Điều này giúp mắt nghỉ ngơi, giảm nhức mỏi và hạn chế nguy cơ tăng độ.

Đeo kính lâu sẽ gây nhức mỏi mắt
Đeo kính liên tục trong thời gian dài sẽ gây mỏi mắt

Cách đeo kính đúng không tăng độ cho người bị cận 1.5

Sau khi biết mắt cận 1.5 độ có nên đeo kính không, việc chọn và đeo kính đúng cách rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ mắt.

Thông tin hữu ích về cắt kính:

1. Chọn kính đúng độ cận

Việc chọn kính có độ cận phù hợp là yếu tố quan trọng để bảo vệ mắt. Nếu bạn đeo kính có độ cận cao hoặc thấp hơn, mắt sẽ phải điều tiết quá mức để nhìn rõ, dẫn đến các triệu chứng như mỏi mắt, nhức đầu, và thậm chí làm tình trạng cận thị trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn nên đến bệnh viện hoặc cửa hàng mắt kính uy tín đo mắt định kỳ (khoảng 6 – 12 tháng/lần) để kiểm tra lại độ cận và điều chỉnh kính kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất.

Nên đến cơ sở uy tín để đo mắt định kỳ
Mắt cận 1.5 độ cần đo mắt định kỳ 6 – 12 tháng/lần tại các cơ sở uy tín

2. Chọn kính phù hợp với gương mặt

Chọn kính phù hợp với gương mặt không chỉ giúp cải thiện tầm nhìn mà còn tăng tính thẩm mỹ và sự thoải mái khi đeo. Sau đây là một vài yếu tố cần cân nhắc khi chọn kính:

  • Xác định hình dáng khuôn mặt: Việc chọn kính phù hợp sẽ giúp tôn lên các đường nét, đồng thời làm cân đối tỷ lệ gương mặt.
Bảng gợi ý chọn kiểu kính theo gương mặt
Một số gợi ý chọn kính cho các loại khuôn mặt phổ biến
  • Kích thước mắt kính phù hợp: Size không nên quá lớn hoặc quá nhỏ so với khuôn mặt. Hãy chọn gọng kính vừa vặn và ôm gọn vùng thái dương. Phần cầu mũi cũng cần vừa vặn, không tạo áp lực lớn lên sống mũi, mang lại cảm giác thoải mái khi đeo.
  • Phong cách cá nhân: Bạn có thể chọn kính theo sở thích về màu sắc, kiểu dáng gọng (mỏng, dày, không viền, có viền), hoặc theo phong cách thời trang của bản thân.

3. Chọn kính có lớp phủ tính năng phù hợp

Lớp phủ trên tròng kính đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các tác động xấu từ môi trường và nâng cao sự thoải mái cho người cận thị 1.5 độ. Dưới đây là một số loại lớp phủ phổ biến:

  • Chống tia UV: Giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV, phù hợp với người thường xuyên hoạt động ngoài trời.
  • Lọc ánh sáng xanh: Giảm thiểu tác động của ánh sáng xanh gây hại, giúp ngăn ngừa mỏi mắt, nhức đầu, và bảo vệ võng mạc. Phù hợp cho người làm việc nhiều giờ trước màn hình hoặc thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.
YouTube video
Giới thiệu về tròng kính lọc ánh sáng xanh
  • Hạn chế trầy xước: Giảm thiểu tổn hại cho bề mặt kính, giữ cho kính bền hơn và tầm nhìn luôn rõ ràng. Phù hợp với người thường xuyên vận động hoặc có thói quen để kính ở những nơi dễ va chạm.

4. Đeo kính kết hợp với chăm sóc mắt

Việc chỉ đeo kính đúng độ là chưa đủ, cần kết hợp với chăm sóc mắt đúng cách để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc mắt mà người cận 1.5 độ nên áp dụng:

  • Duy trì độ ẩm cho mắt: Nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ để làm dịu và giữ ẩm cho mắt, giảm cảm giác mắt khô và khó chịu khi đeo kính.
  • Thực hiện các bài tập cho mắt: Các bài tập mắt đơn giản như chuyển động mắt lên, xuống, trái, phải, hoặc nhắm mắt thư giãn giúp giảm căng thẳng và cải thiện sự linh hoạt của cơ mắt.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, kẽm, và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng và bảo vệ sức khỏe mắt.
YouTube video
Cách chăm sóc hiệu quả dành cho mắt cận

Các loại kính phù hợp với người 1.5 độ

Hiện nay trên thị trường có hai lựa chọn kính phổ biến dành cho người bị cận thị 1.5 độ là kính gọng và kính áp tròng.

1. Kính gọng

Kính thuốc là lựa chọn phổ biến do có thể dễ dàng tháo ra và đeo vào khi cần thiết. Ánh sáng đi qua thấu kính sẽ được điều chỉnh để hội tụ đúng vào võng mạc phía sau mắt, giúp người bệnh nhìn rõ các vật ở xa.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng tháo ra và đeo vào, rất thuận tiện cho những người không cần đeo kính liên tục. Việc điều chỉnh kính cũng đơn giản hơn so với kính áp tròng.
  • Giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, gió, và ánh sáng mạnh, giúp giảm nguy cơ khô mắt và kích ứng.
  • Có nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất liệu gọng kính để chọn lựa, cho phép người dùng thể hiện phong cách cá nhân và lựa chọn phù hợp với khuôn mặt.

Nhược điểm:

  • Đeo kính trong thời gian dài có thể gây mỏi tai hoặc đau mũi.
  • Dễ bị gãy hoặc hỏng nếu không bảo quản cẩn thận.
YouTube video
Chất liệu gọng kính tốt nhất cho người cận thị

2. Kính áp tròng ngày/đêm

Kính áp tròng là lựa chọn thay thế cho mắt cận 1.5 độ khi không muốn đeo kính gọng. Có hai loại phổ biến là kính áp tròng ban ngày và kính áp tròng ban đêm:

  • Kính áp tròng ban ngày: Điều chỉnh thị lực bằng cách đặt trực tiếp trên bề mặt giác mạc, giúp cải thiện tầm nhìn mà không bị cản trở bởi gọng kính.
  • Kính áp tròng ban đêm (Ortho K): Khi đeo vào lúc ngủ, Ortho K sẽ tạo ra áp lực nhẹ để thay đổi hình dạng của giác mạc, từ đó giúp cải thiện tầm nhìn tạm thời mà không cần đeo kính vào ban ngày.
Cách hoạt động của kính Ortho K
Cách hoạt động của kính áp tròng Ortho K

Ưu Điểm:

  • Không vướng víu và cản trở tầm nhìn, mang lại sự thoải mái khi tham gia các hoạt động hằng ngày.
  • Không làm thay đổi diện mạo khi đeo, giúp người bệnh tự tin hơn.
  • Nằm trực tiếp trên giác mạc nên mang lại sự chính xác cao trong việc điều chỉnh thị lực mà không bị ảnh hưởng bởi gọng kính.

Nhược Điểm:

  • Cần đảm bảo vệ sinh khi đeo và bảo quản để tránh nhiễm trùng hoặc kích ứng.
  • Đeo kính áp tròng không đúng cách dễ gây ra trầy xước, viêm loét, nhiễm trùng giác mạc,…
  • Có thể gây khô mắt hoặc cảm giác không thoải mái, đặc biệt khi đeo trong thời gian dài.

Lời kết

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi người bị cận 1.5 độ có nên đeo kính không. Để bảo vệ mắt tốt nhất, bạn hãy chú ý chọn kính đúng độ, chăm sóc mắt hợp lý và sử dụng loại kính phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Thông tin hữu ích về cận thị:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *