Ngày nay, việc sử dụng kính áp tròng cận được mọi người tin dùng rất nhiều. Kính có nhiều loại, nhiều thương hiệu, hàng thật, giả lẫn lộn. Giá của chúng cũng đa dạng làm cho người dùng phân vân không biết nên chọn thế nào. Vậy kính áp tròng cận giá bao nhiêu?
Kính áp tròng cận giá bao nhiêu tiền?
Trả lời cho câu hỏi kính áp tròng cận giá bao nhiêu. Với giá từ 800.000 VND – 1.500.000 VND, bạn đã mua được các loại kính áp tròng điều trị các bệnh khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị. Kính không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn giải quyết được các bệnh về mắt giúp mắt bạn sáng hơn và khỏe hơn.
Cụ thể kính áp tròng cận bao nhiêu tiền? Giá các loại kính khác nhau tùy theo công dụng và chức năng mà nó mang lại. Sau đây là giá kính áp tròng cận thị mà bạn có thể tham khảo trước khi quyết định mua.
Tin tức liên quan:
▸ Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận tốt hay hại cho mắt
▸ Đeo kính áp tròng có hại không, ưu nhược điểm, cách đeo đúng
▸ Contact lens là gì, có hại không, hãng nào tốt, giá, nơi mua
1. Kính áp tròng 1 ngày Acuvue Define
Nếu bạn là người có cá tính mạnh, tính chất công việc của bạn thường xuyên tiếp xúc với mọi người xung quanh thì kính áp tròng màu Acuvue Define dành cho bạn. Loại kính giúp làm nổi bật màu mắt bạn trước mọi người.
Công nghệ Lacreon® Technology độc quyền của Acuvue mà hãng áp dụng tạo cảm giác thoải mái, làm ẩm cả ngày, giúp mắt bạn linh hoạt nhìn rõ mọi vật xung quanh hơn.
Khả năng chống tia UV cao nhất tăng khả năng bảo vệ mắt cao hơn và có thời hạn sử dụng là 1 ngày.
► Kính cận áp tròng giá bao nhiêu: 1.035.000 VND /hộp.
2. Kính áp tròng 1 ngày Acuvue Moist
Mặc dù mắt bạn dễ bị kích ứng nhưng bạn vẫn muốn sở hữu cho mình kính áp tròng cận tiện lợi thì Acuvue Moist sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề trên dễ dàng.
Lacreon® là công nghệ độc quyền của Johnson & Johnson. Hãng giới thiệu tròng kính sử dụng công nghệ Lacreon® giúp giữ nước, tương tự như thành phần có trong nước mắt tự nhiên giúp loại kích ứng mắt và luôn duy trì độ ẩm cho đôi mắt.
Tính năng chống tia UV trên loại kính áp tròng cận này làm hạn chế tổn thương của mắt do ánh nắng gây ra và đây là loại kính sử dụng 1 ngày vô cùng tiện lợi.
► Kính áp tròng cận loại giá bao nhiêu: 840.000 VND – 1.200.000VND/hộp
3. Kính áp tròng 2 tuần Acuvue Oasys
Bạn là một dân văn phòng chính hiệu, làm việc nhiều trên máy tính, muốn bảo vệ đôi mắt và ưu tiên sự gọn gàng, lịch sự thì Acuvue Oasys không làm bạn thất vọng. Sản phẩm sử dụng được trong 2 tuần.
Công nghệ Hydraclear® Plus hoạt động như màng nước mắt, chất làm ướt này bắt chước lớp nhờn của màng nước mắt tạo sự ổn định. Bên cạnh đó, chức năng chống tia UV vẫn phát huy sức mạnh của mình để bảo vệ mắt tuyệt đối.
Kính áp tròng cận thị giá bao nhiêu: 880.000 VND – 1.200.000VND/hộp
4. Kính áp tròng hàng tháng Acuvue Vita
Một loại kính cận áp tròng cho thời gian sử dụng dài lên đến 1 tháng thì bạn không thể nào bỏ qua Acuvue Vita.
Nổi bật với thiết kế sử dụng lực chớp mắt tự nhiên mang lại khả năng nhìn rõ, dễ chịu suốt cả ngày làm việc dài.
Công nghệ Hydramax™ giúp tối đa hóa và duy trì độ ẩm của kính lâu dài, mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái suốt cả tháng.
Kính áp tròng chữa cận thị giá bao nhiêu: 1.080.000 VND – 1.360.000VND/hộp.
5. Kính áp tròng ban đêm
Kính áp tròng ban đêm được biết đến với công dụng điều chỉnh tật khúc xạ. Về cơ chế hoạt động, kính làm giảm thị lực ban ngày cho người mắc tật khúc xạ dựa trên tính đàn hồi tự nhiên của giác mạc.
Mỗi đêm, kính được đặt vào mắt trước khi ngủ và lấy ra khi thức dậy. Khi ấy, lực tác động của mi mắt khi nhắm lại có tác dụng tạo khuôn nhẹ làm thay đổi độ cong của giác mạc trong thời gian ban ngày.
Công dụng hữu ích như vậy, kính áp tròng cận đeo ban đêm giá bao nhiêu? Giá sẽ dao động từ vài triệu cho tới hàng chục triệu đồng tùy vào chất liệu kính, tình trạng thị lực của mắt,…
Cách đeo kính cận đúng cách, không mỏi, không lên độ
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
5 lưu ý cần biết khi sử dụng kính áp tròng
Ngoài vấn đề kính áp tròng cận giá bao nhiêu, để quá trình sử dụng kính áp tròng có được hiệu quả tốt vừa bảo vệ sức khỏe đôi mắt vừa bảo vệ được tròng kính, bạn ghi nhớ 5 lưu ý quan trọng này để có cho mình một trải nghiệm tốt nhất nhé.
1. Vệ sinh kính đúng cách
Trước khi sử dụng kính áp tròng, bạn cần nắm được cách vệ sinh đúng để đảm bảo sạch sẽ nhất có thể.
Bạn phải rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô, không để tay ướt và còn dính xà phòng, điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của lens.
Nếu bạn vô tình làm rớt kính áp tròng xuống đất, sau khi nhặt lên bạn cần rửa sạch và ngâm lại bằng dung dịch trước khi sử dụng.
Không rửa kính áp tròng bằng nước máy hoặc nước khoáng. Do trong nước máy có chứa lượng nhỏ clo, cặn kim loại, vi sinh vật,… những chất này sẽ làm mòn bề mặt kính hoặc bám lại trên đó.
Cho dù bạn có thường xuyên hay thỉnh thoảng sử dụng thì cũng cần phải chà rửa thật sạch và ngâm với dung dịch chuyên dụng sau khi tháo kính ra. Nếu đeo ít, khoảng 5 ngày đổ lại bạn cần thay dung dịch ngâm mới, để đảm bảo miếng kính được tiệt trùng.
Đối với những người đã biết kính áp tròng cận giá bao nhiêu thì việc bảo quản và vệ sinh, bạn làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Rửa tay sạch và lau khô tay.
Bước 2: Nhỏ vài giọt dung dịch rửa kính áp tròng vào miếng kính trên lòng bàn tay.
Bước 3 Dùng đầu ngón tay chà nhẹ 2 mặt kính trong 10 giây.
Bước 4: Nhỏ dung dịch chuyên dùng lên kính để làm sạch bụi bẩn.
Bước 5: Bỏ kính vào hộp đựng và ngâm khoảng 4 tiếng sau đó sử dụng lại bình thường.
2. Không tái sử dụng lens mắt cũ
Từng loại kính áp tròng sẽ có thời hạn sử dụng riêng. Có loại sử dụng 1 ngày, 2 tuần, 1 tháng và cả 6 tháng. Bạn cần phải sử dụng đúng với thời hạn của chúng để tránh tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.
Hạn sử dụng lens tối đa là 8 tháng kể từ ngày mở nắp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng khoảng 3 tuần nếu dùng thường xuyên. Bởi đây là thời điểm lý tưởng để trải nghiệm chất lượng tốt nhất của lens.
Tác hại của việc đeo lens hết hạn khiến mắt bạn bị viêm giác mạc, bị phù giác mạc, mài mòn giác mạc,… Khi gặp những tình trạng trên bạn phải đến bác sĩ ngay và ngưng ngay việc tái sử dụng lens cũ.
3. Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm
Việc nên đeo kính áp tròng trước hay sau khi trang điểm còn phụ thuộc và nhiều yếu tố như loại kẻ mắt, loại mascara mà bạn đang sử dụng.
Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm: các hạt bụi phấn có thể rơi vào mắt và kính áp tròng gây hạn chế tầm nhìn của bạn. Nếu dính nhiều phấn, bạn phải tháo lens ra rửa sạch rồi mới đeo lại được. Cách tốt nhất là nhỏ nước nhỏ mắt dành cho lens để làm sạch kỹ càng hơn.
Khuyến cáo bạn không nên đeo kính áp tròng sau khi trang điểm. Các hạt bụi phấn sẽ dính vào mắt gây ra tình trạng cộm mắt, khó chịu trong quá trình sử dụng. Mặt khác, mắt của bạn sẽ yếu, tệ hơn là xuất hiện tình trạng viêm giác mạc.
4. Không tự ý đeo khi mắc bệnh về mắt
Các bệnh về mắt phổ biến hiện nay mà nhiều người hay mắc phải như cận thị, loạn thị, viễn thị, đau mắt đỏ, viêm giác mạc,…
Sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn tự ý đeo kính áp tròng mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Mắt của bạn chịu tổn thương nhiều hơn, đỏ mắt nhiều hơn. Tệ nhất là bạn sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật trước mắt nữa.
Bạn nên đến những trung tâm mắt kính uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi. Họ sẽ khám và đo mắt, sau đó đưa ra những sự lựa chọn phù hợp với tình trạng mắt hiện tại của bạn. Đó cũng là cung cấp đầy đủ kính áp tròng chất lượng cao.
Viễn thị bao nhiêu độ là nặng, khi nào thì nên đeo kính?
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
5. Tìm hiểu kỹ trước khi dùng
Bạn nên tìm hiểu kỹ kính áp tròng cận giá bao nhiêu trước khi dùng để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng và những rủi ro đáng tiếc khác. Việc quan trọng, bạn nên biết mắt mình đang trong trình trạng sức khỏe thế nào.
Nếu mắt bạn hoàn toàn bình thường thì bạn có thể yên tâm và thoải mái lựa chọn kính áp tròng 0 độ. Phần lớn người đeo lens 0 độ là giới trẻ muốn đôi mắt đẹp hơn thông qua việc thay đổi màu mắt để thể hiện cá tính và phong cách riêng của mình.
Nếu mắt bạn đang bị cận thì bạn nên chọn kính áp tròng có độ vừa giải quyết triệt để các vấn đề trên, vừa tăng tính thẩm mỹ. Bạn cần biết chính xác tình trạng của mắt để chọn kính áp tròng phù hợp.
Nếu mắt bạn đang gặp tình trạng đỏ mắt, có vấn đề về giác mạc thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn có nên mang kính áp tròng hay không. Tuyệt đối không được tự ý mang lens khi mắt đang tổn thương,bạn hãy điều trị cho mắt khỏe trước khi sử dụng.
Giới thiệu Kính Hải Triều
Kính Hải Triều hiện là địa chỉ đo và khám mắt hàng đầu Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình 12 bước tạo nên sự khác biệt và lần đầu tiên có mặt so với các cửa hàng kính khác.
Bên cạnh đó, đội ngũ của chúng tôi được đào tạo bài bản về nhãn khoa từ đại học y hàng đầu tư vấn chính xác về tình trạng mắt và giải đáp cho câu hỏi kính áp tròng cận giá bao nhiêu cho nhiều người đang thắc mắc.
Hiện nay, Kính Hải Triều đang cung cấp các loại kính áp tròng cận chính hãng đến từ thương hiệu Acuvue có thể sử dụng 1 ngày, 2 tuần hay 1 tháng với giá cả hợp lý.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn mang đến hơn 20 thương hiệu kính hàng đầu thế giới, giúp bạn dễ dàng chọn lựa mẫu kính phù hợp.
Xem thêm: Quy trình đo mắt 12 bước chuẩn quốc tế tại Kính Hải Triều
Lời kết
Kính Hải Triều đã trả lời câu hỏi kính áp tròng cận giá bao nhiêu đến với mọi người. Đem đến cho các bạn nhiều sự lựa chọn trong dòng lens cận cùng với một số lưu ý quan trọng trong việc chọn, vệ sinh, các bệnh về mắt để các bạn hiểu rõ hơn trước khi tìm cho mình loại kính áp tròng cận phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
▸ Cách đeo lens cho người mới đúng cách, không bị cộm
▸ Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu quan trọng tại Kính Hải Triều
▸ 10 lý do nên chọn Kính Hải Triều
Nguồn tham khảo:
Kính cận áp tròng bao nhiêu tiền?
(https://phuongnamhospital.com/kinh-can-ap-trong-bao-nhieu-tien/)
Các bệnh về mắt bạn không nên chủ quan
(https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-benh-ve-mat-ban-khong-nen-chu-quan-neu-chang-may-mac-phai-s100-n19446)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
So sánh Zeiss và Essilor: Khi tròng kính Đức đối đầu tròng kính Pháp
Cảnh báo nguy cơ mất thị lực vì lệch khúc xạ mắt
Đeo kính áp tròng Ortho K có hết cận không? Cách dùng đúng
Trẻ sơ sinh bị mắt lác: Tất tần tật những kiến thức về bệnh
Mắt bị lác: Tất tần những kiến thức cơ bản về bệnh
Bị Glôcôm mắt: Tất tần tật kiến thức cơ bản về bệnh
Mắt bị bong (rách) võng mạc: Tất tần tật kiến thức cần biết về bệnh
Võng mạc là gì? Phân loại các bệnh lý về võng mạc thường gặp
THẢO LUẬN