Khác với kính thuốc, xóa cận là phương pháp có xâm lấn đến mắt nên không tránh khỏi những rủi ro. Vì vậy, việc có nên mổ mắt cận không luôn là nỗi trăn trở của nhiều người.
Giải đáp A-Z: Có nên mổ mắt cận không?
Quyết định có nên mổ mắt cận không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, độ tuổi và độ khúc xạ của người mắc cận thị là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng. Vì vậy, những thông tin dưới đây sẽ giải đáp đến bạn các thắc mắc về việc có nên mổ cận để bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho mình.
Tin tức liên quan về sức khỏe mắt:
- Điều kiện mổ mắt cận: khi nào, bao nhiêu tuổi được xóa cận?
- Bị cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ và biến chứng nguy hiểm
- Đeo kính cận có giảm độ không? Cách giảm độ cận tại nhà
1. Ai nên mổ mắt cận? Khi nào phù hợp?
Có nên mổ mắt cận không – điều này tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ cận thị, độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể và mong muốn cá nhân.
Về độ cận: Những người có nhu cầu mổ mắt cận nên đảm bảo mức độ khúc xạ ổn định, tăng không quá 0,75 độ trong vòng 6 tháng. Điều này rất quan trọng vì giúp giảm thiểu nguy cơ tái cận sau mổ của bệnh nhân.
Về độ tuổi: Thông thường, người từ 18 tuổi trở lên được coi là thích hợp để phẫu thuật vì đây là giai đoạn cơ thể đã phát triển đầy đủ, bao gồm cả sự hoàn thiện của nhãn cầu và sự ổn định của thị lực.
Về nhu cầu: Trước khi quyết định có nên mổ mắt cận không, người cận nên đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc đeo kính đối với cuộc sống cá nhân và công việc. Nếu đeo kính làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc công việc, phẫu thuật mổ cận thị là giải pháp hợp lý.
Phẫu thuật mắt không chỉ giúp cải thiện khả năng nhìn mà còn giúp người bệnh thoát khỏi sự phụ thuộc vào kính mắt hàng ngày.
2. Mổ mắt cận có tốt không?
Mổ cận thị có tốt không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Phẫu thuật trị cận thị mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
- Cải thiện thị lực: Sau khi trải qua phẫu thuật, thị lực của bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ ràng hơn mà không cần dựa vào kính hay kính áp tròng.
- Mang lại sự thoải mái: Người bệnh không còn phải lo lắng về việc mang theo và chăm sóc kính cận, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Sự tự tin: Họ cảm thấy hài lòng hơn với ngoại hình và khả năng của bản thân, từ đó tự tin hơn trong giao tiếp và công việc.
- Chất lượng cuộc sống: Phẫu thuật điều chỉnh thị lực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tổng thể. Người bệnh dễ dàng tham gia vào các hoạt động yêu thích mà trước đây bị hạn chế bởi thị lực kém.
3. Mổ cận thị có nguy hiểm không?
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, việc tiềm ẩn một số rủi ro còn khiến nhiều người lo ngại có nên mổ mắt cận không:
- Biến chứng: Mọi can thiệp y tế đều có thể dẫn đến các biến chứng. Người bệnh đôi khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng, khô mắt kéo dài, hoặc thậm chí là suy giảm thị lực.
- Chi phí mổ cận: Đây thường là một khoản đầu tư đáng kể, và không phải tất cả bảo hiểm đều bao trả cho loại này và dường như tạo ra sức ép tài chính cho một số người.
- Không phù hợp với tất cả bệnh nhân: Không phải ai cũng là ứng viên phù hợp cho việc xóa cận. Các yếu tố như sức khỏe tổng quát, bệnh lý về mắt hiện có, hoặc đặc điểm cấu tạo mắt khiến một số người không đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật.
Việc tham vấn kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa là cần thiết để tránh những rủi ro không may có thể xảy ra.
Kinh nghiệm phẫu thuật cận thị cần biết cho người mới
Ngoài việc nắm rõ có nên mổ mắt cận không, bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ lưỡng các kinh nghiệm trước và sau mổ để tránh biến chứng và tái cận..
1. Có bao nhiêu phương pháp mổ cận thị?
Hiện nay, có các loại phẫu thuật cận thị khác nhau với những ưu, nhược điểm riêng. Ba phương pháp phổ biến nhất bao gồm:
- Mổ cận Lasik: Sử dụng Laser Excimer (Laser cực tím) để điều chỉnh độ cong của giác mạc, giúp cải thiện thị lực. Phương pháp này được ưa chuộng bởi thời gian phục hồi nhanh, ít xâm lấn và hiệu quả cao.
- Femto Lasik: Cải tiến hơn so với Lasik truyền thống, sử dụng Laser Femtosecond không sử dụng dao, tạo vạt giác mạc chính xác hơn, giảm nguy cơ biến chứng. Phương pháp này có ưu điểm về độ an toàn và tính chính xác cao hơn.
- Mổ cận Relex Smile: Không tạo vạt giác mạc, sử dụng Laser tạo đường rạch nhỏ và loại bỏ mô giác mạc tương ứng với độ cận. Phương pháp này ít xâm lấn, hạn chế biến chứng và khô mắt sau phẫu thuật.
Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như: ghép thấu kính nội nhãn (Phakic), cắt giác mạc quang học (PRK), cắt giác mạc xuyên tâm (RK), tạo hình giác mạc tự động (ALK), keratoplasty nhiệt bằng Laser (LTK), thấu kính trong nhu mô giác mạc (Intacs),… Tuy nhiên, những phương pháp này ít phổ biến hơn do có hiệu quả thấp hơn hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, ít được cân nhắc khi chọn có nên mổ mắt cận không.
2. Trước và sau mổ mắt cận cần lưu ý gì?
Sau khi biết được có nên mổ mắt cận không, bệnh nhân cần lưu ý các điều trước và sau mổ mắt cận dưới đây, giúp cho việc chuẩn bị của bạn suôn sẻ hơn:
Trước mổ mắt cận:
- Đo mắt: Tiến hành đo mắt, kiểm tra thị lực để nắm rõ tình trạng cận và đảm bảo độ khúc xạ ổn định trong 6 tháng gần nhất.
- Ngưng đeo kính áp tròng: Dừng sử dụng kính áp tròng mềm ít nhất 1 tuần hoặc 2 tuần với kính áp tròng cứng.
- Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng: Bao gồm cả các loại thuốc kê, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng bạn đang dùng.
- Chuẩn bị người đi cùng: Nên có người đi cùng để hỗ trợ bạn sau khi phẫu thuật.
Sau mổ mắt cận:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc và tránh hoạt động mạnh trong vài ngày đầu sau mổ.
- Đeo kính bảo vệ: Duy trì đeo kính bảo vệ liên tục trong thời gian đầu để tránh bụi bẩn và ánh nắng trực tiếp.
- Tránh dụi mắt: Không dụi mắt trong ít nhất 1 tháng sau mổ.
- Nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Sử dụng loại thuốc nhỏ mắt theo kê đơn của bác sĩ.
- Tái khám theo lịch hẹn: Tuân thủ việc tái khám của bác sĩ để kiểm tra tình hình mắt và phát hiện kịp thời các biến chứng.
3. Mổ mắt có tái cận không, bao lâu thì lành?
Mổ mắt cận không phải là giải pháp điều trị dứt điểm, khả năng tái cận vẫn có thể xảy ra sau một thời gian. Tỷ lệ tái cận thường thấp, chỉ khoảng 5-10%.
Thông thường, thị lực sẽ cải thiện rõ rệt trong vòng 1-2 ngày sau mổ. Hồi phục hoàn toàn và đạt thị lực ổn định sau khoảng 1-3 tháng.
* Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện.
Lời kết
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết được mình có nên mổ mắt cận không. Đọc thêm nhiều bài viết khác tại Kính Hải Triều để biết được thông tin chi tiết về từng phương pháp mổ cận hiện nay.
Tin tức về kiến thức thị giác:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN